I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
Mục tiêu 2: Trẻ biết tác hại của việc ăn uống không hợp lý và ích lợi của chúng đối với sức khỏe
Mục tiêu 3: Trẻ thực hiện được 1 số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn
2. Phát triển vận động
2.1 Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
Mục tiêu 8: Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn
2.2 Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động
Mục tiêu 9: Trẻ có khả năng thực hiện được các bài tập đi, chạy theo hiệu lệnh
Mục tiêu 11: Trẻ biết thực hiện các bài tập tung, ném, bắt bóng theo khoảng cách phù hợp
2.3 Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay ngón tay, phối hợp tay - mắt
Mục tiêu 14: Trẻ thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay ngón tay, phối hợp tay - mắt
|
I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
* Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật: suy dinh dưỡng, béo phì.
* Thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn:
- Rửa tay, lau mặt, súc miệng.
- Tháo tất, cởi quần, áo...
- Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách.
- Làm quen cách đánh răng
- Tập rửa tay bằng xà phòng.
- Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
2. Phát triển vận động
2.1 Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
* Các bài tập phát triển chung
+ ĐT Hô hấp: Hít vào, thở ra, thổi bóng. + ĐT Tay: bắt chéo 2 tay trước ngực + ĐT lưng, bụng, lườn: Nghiêng người sang trái, sang phải.cúi người xuống - ĐT chân: Bước sang ngang
- Bật về phía trước, bật tách khép chân (4 lần)
2.2 Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động
* Đi, chạy liên tục trong đường dích dắc( 3-4 điểm dích dắc) không chệch ra ngoài
- Ném xa bằng 1 tay
- Tung bắt bóng.
2.3 Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay ngón tay, phối hợp tay - mắt
* Thực hiện được các vận động:
- Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động:
- Xếp chồng 8 - 10 khối không đổ.
- Tự cài, cởi cúc
|
I. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ
* Trò chuyện và xem tranh về các bữa ăn trong ngày.
- Trò chuyện về các món ăn.
- Bé làm nội trợ: nhặt rau muống, pha sữa bột, bánh mì bơ đường.
- Trò chuyện về những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
- Chơi “Phân loại thực phẩm theo chất dinh dưỡng”
- Tìm hiểu các loại thực phẩm gây béo phì.
* Trẻ tiếp tục tập một số việc đơn giản; rửa tay bằng xa phòng, cầm khăn lau mặt, súc miệng sau khi ăn xong.
- Thực hành đánh răng, tập tháo tất, cởi quần áo bỏ vào giỏ
- Cầm muỗng xúc ăn đúng cách.
- Chuẩn bị bàn ăn và phòng ngủ với cô
- Nói về sở thích ăn, ngủ và muốn đi vệ sinh
2. Phát triển vận động
2.1 Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
* Đi các kiểu đi, xếp 3 hàng ngang, hàng dọc
- Tập thể dục sáng theo nhạc của trường
+ ĐT Hô hấp: Hít vào, thở ra, (4 lần) + ĐT Tay: bắt chéo 2 tay trước ngực.
+ ĐT lưng, bụng, lườn: Nghiêng người sang trái, sang phải. - ĐT chân: Bước sang ngang
- Bật tách khép chân (4 lần)
2.2 Thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động
* Đi, chạy liên tục trong đường dích dắc (3-4 điểm dích dắc) không chệch ra ngoài
- Ném xa bằng 1 tay
- Tung bắt bóng
2.3 Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay ngón tay, phối hợp tay - mắt
* Chơi với cát, in hình trên cát
- Cầm bút vẽ, cài mở khuy áo, xâu chuỗi hạt, đóng vặn các loại nắp có ren…
- Xếp nhà, đường đi, trang trại chú bộ đội
- Xâu luồn dây, cột dây.
- Tập cài, cởi cúc cho mình, cho bạn, góc kỹ năng
|
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
2.2 Nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương
Mục tiêu 29: Trẻ nói được tên một số nghề phổ biến trong xã hội
2.3 Nhận biết một số lễ hội và danh lam, thắng cảnh
Mục tiêu 31: Trẻ kể tên 1 vài danh lam thắng cảnh và các lễ hội trong năm.
3. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
3.1 Nhận biết số đếm, số lượng
Mục tiêu 33: Trẻ biết đếm, so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau
3.3. So sánh hai đối tượng
Mục tiêu 37: Trẻ biết so sánh hai đối tượng về kích thước
3.4 Nhận biết hình dạng
Mục tiêu 38: Trẻ nhận dạng và gọi tên được các hình
|
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
2.2 Nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương
* Tên gọi, sản phẩm và ích lợi của một số nghề phổ biến khi được hỏi, xem tranh.
+ Nghề xây dựng: Xây nhà cửa
+ Nghề lái xe: chở khách
+ Nghề bác sĩ: chữa bệnh cho mọi người
+ Nghề công an, bộ đội: bảo vệ đất nước
+ Nghề đánh bắt cá hải sản trên biển.
2.3 Nhận biết một số lễ hội và danh lam, thắng cảnh
* Kể tên một số lễ hội: Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 qua trò chuyện, tranh ảnh.
3. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
3.1 Nhận biết số đếm, số lượng
* Đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 3 và đếm theo khả năng
3.3. So sánh hai đối tượng
* So sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; bằng nhau.
3.4 Nhận biết hình dạng
* Nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
- Nhận dạng các hình đó trong thực tế (đồ dùng, đồ chơi,...)
|
II. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
2.2 Nhận biết một số nghề phổ biến và nghề truyền thống ở địa phương
* Trò chuyện về một số nghề phổ biến trong xã hội: Nghề xây dựng, lái xe, bác sĩ, cô giáo, công an, bộ đội, đánh bắt hải sản, nghề làm nông…
- Giải câu đố về một số nghề
- Xem tranh và trò chuyện về các nghề, kể tên nghề nghiệp của bố mẹ.
- Chơi trò chơi: Nối sản phẩm với nghề nghiệp, nối trang phục với nghề.
- Chọn đồ dùng đúng theo nghề.
- Làm album về các nghề
- Xem băng hình về các chú bộ đội hành quân, giúp người dân chống lũ.
- Xem phim về các chú bộ đội Trường Sa đi tuần tra, canh gác trên đảo.
2.3 Nhận biết một số lễ hội và danh lam, thắng cảnh
* Trò chuyện về Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 - Xem tranh ảnh, video công việc chú bộ đội
- Kể tên đồng phục, công việc của các chú
3. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
3.1 Nhận biết số đếm, số lượng
* Đếm đồ chơi trong lớp
- Đếm đến 3, tạo nhóm có 3 đối tượng. Đếm số đèn cột giao thông
- Nhận biết nhóm có hai đối tượng
3.3. So sánh hai đối tượng
* Nhận biết to hơn, nhỏ hơn.
- To - nhỏ (hình tròn to - nhỏ, chén to - nhỏ…)
- Chơi trò chơi: Ô cửa bí mật
3.4 Nhận biết hình dạng
* Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác
- Tìm đồ vật có dạng hình tròn, hình vuông, hình tam giác
- Khoanh tròn những đồ vật có dạng hình tròn.
- Chơi trò chơi: Nhìn nhanh chọn đúng. Nối đồ vật tương ứng với hình. Tô vẽ nối các hình có dạng hình tròn, vuông, tam giác
- Chơi lắp ghép hình, xếp hình tròn, hình vuông, hình tam giác làm các đồ vật trẻ thích
|
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
1. Nghe hiểu lời nói
Mục tiêu 40: Trẻ biết lắng nghe và hiểu được yêu cầu đơn giản
Mục tiêu 41: Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, các từ khái quát
Mục tiêu 42: Trẻ nghe hiểu nội dung truyện kể phù hợp
Mục tiêu 43: Trẻ nghe hiểu các bài hát, thơ, ca dao, đồng dao… phù hợp với độ tuổi.
2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày
Mục tiêu 46: Trẻ đọc thuộc các thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
Mục tiêu 49: Trẻ làm quen với việc đọc - viết
|
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
1. Nghe hiểu lời nói
* Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.
* Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng.
- Lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại.
* Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
+ Thông qua các câu hỏi: Truyện gì?, kể về ai?, nhân vật nào?, làm gì? ở đâu? Vì sao? Như thế nào?...
* Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao… phù hợp độ tuổi
2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày
* Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè phù hợp với độ tuổi
* Đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh.
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc” truyện.
- Giữ gìn sách cẩn thận
|
III. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
1. Nghe hiểu lời nói
* Nghe âm thanh đoán tên nghề
- Chơi trò chơi: Nghe tên nghề chọn đồ dùng.
* Chơi trò chơi: Nghe tiếng âm thanh đoán nghề gì?
- Nghe và làm theo yêu cầu
- Chọn trang phục bỏ vào đúng từng nghề ...
- Đoán giọng công việc của nghề
- Chơi trò chơi: Tìm đồ dùng cho nghề, tìm đồ vật, bạn lấy được cái gì?
- Giải câu đố về các nghề: y tá, bác sỹ, chú công nhân, bác nông dân…
* Nghe đọc, kể chuyện: Nhà của Gấu, Gấu và bác sĩ thỏ, bác Gấu xây nhà…
- Trả lời các câu hỏi về nội dung câu chuyện
* Nghe hát các bài trong chủ diểm, nghe thơ: Làm bác sĩ, chú bộ đội của em, bé Na đi khám bệnh, bố em là bộ đội,..
- Nghe đọc đồng dao: gánh gánh gồng gồng
- Vè : Nghề nông.
2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày
* Đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghề, cô thợ dệt, chiếc cầu mới, chú bộ đội của em, làm nghề như bố, làm bác sĩ…
- Đồng dao: Lúa ngô là cô đậu nành.
* Trò chuyện, nghe cô đọc sách, truyện, xem hình ảnh trang sách
- Đọ, xem truyện theo ý thích
- Lật mở truyện đúng cách, không xé, làm gấp các trang sách, xếp sách lên kệ sau khi đọc xong.
|
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật Mục tiêu 50: Trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên, cuộc sống và nghệ thuật.
2. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình
Mục tiêu 51: Trẻ hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc
Mục tiêu 52: Trẻ có khả năng nghe hát, vận động theo nhịp bài hát đơn giản và vận động theo ý thích các bài hát quen thuộc
Mục tiêu 53: Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu và các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm đơn giản
3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
Mục tiêu 54: Trẻ bước đầu thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình
|
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật
* Vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng.
- Chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc.
- Vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình.
2. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình
* Hát đúng giai điệu , lời ca các bài hát
- Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc.
* Nghe các bài hát , bản nhạc: Nhạc thiếu nhi, dân ca.
- Vận động đơn giản theo nhịp các bài hát, bản nhạc
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp
Vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc (vỗ tay theo phách, nhịp, vận động minh họa).
* Sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý.
- Vẽ các nét thẳng, xiên, ngang, tạo thành bức tranh đơn giản.
- Lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối.
- Xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình.
3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
* Vận động theo ý thích khi hát/nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc.
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.
- Đặt tên cho sản phẩm của mình.
|
IV. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật
* Nghe nhạc, nghe hát: Tía má em, chúng tôi là chiến sỹ, đi cấy, các bài hát trong chủ đề
- Vận động theo nhạc, lắc lư, nhúng nhảy, vỗ tay theo nhịp, theo phách như: Làm chú bộ đội, lái ô tô, chú tài xế…
- Xem sản phẩm của một số nghề.
- Nhận xét về một số bức tranh của các chú họa sỹ.
- Trang trí bức tranh cô và trẻ cùng làm
2. Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình
* Hát: Làm chú bộ đội, lái ô tô, chú tài xế, cháu yêu cô chú công nhâ…
* Nghe hát: lớn lên cháu lái máy cày, xe chỉ luồn kim, đi cấy, hạt gạo làng ta, chú bộ đội đảo xa...
- Hát, vận động theo nhạc: Cháu yêu cô chú công nhân, làm chú bộ đội, chú bộ đội, đưa cơm cho mẹ em đi cày…
- Vận động theo nhạc, lắc lư, nhúng nhảy, vỗ tay theo nhịp, theo phách như: Làm chú bộ đội, lái ô tô, chú tài xế…
- Chơi trò chơi âm nhạc: ai nhanh nhất, tai ai tinh, đoán tên bạn hát, nghe tiếng hát tìm đồ vật
* Tô màu tranh nghề nghiệp, tô màu cái bay, tô màu trang phục nghề, một số sản phẩm nghề nông, sản phẩm của nghề
- Làm thiệp tặng chú bộ đội
- Xé, dán, vẽ, nặn các đồ dùng của các nghề
- Chơi lắp ghép nhà, xếp hàng rào, xếp vườn trồng rau, trang trại chú bộ đội…
- Nhận xét tranh của mình và bạn.
3. Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
* Vận động sáng tạo theo bài “ Lý kéo chài
- Nặn, xếp các sản phẩm nghề theo ý thích (phòng nghệ thuật)
- Đặt tên cho sản phẩm của trẻ.
|
V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
1.2. Thể hiện sự tự tin, tự lực
Mục tiêu 56: Trẻ thể hiện sự tự tin, tự lực của bản thân
1.3. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh
Mục tiêu 57: Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh.
2. Phát triển kỹ năng xã hội
2.1 Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
Mục tiêu 58: Trẻ thực hiện được một số quy tắc ứng xử phù hợp
2.2 Quan tâm đến môi trường
Mục tiêu 59: Trẻ biết quan tâm, giữ gìn, bảo vệ môi trường
|
V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
* Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi,...).
1.3. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh
* Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hộingày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
2. Phát triển kỹ năng xã hội
2.1 Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
* Chờ đến lượt.
- Chơi hòa thuận với bạn.
- Nhận biết hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”.
2.2 Quan tâm đến môi trường
* Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây.
- Tiết kiệm điện, nước.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
|
V. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
* Tập vẽ, tô màu, làm thiệp tranh tặng chú bộ đội
- Sếp đồ chơi lên kệ, bỏ vào sọt
- Dọn bàn ăn với cô
- Xếp nệm, gối phòng ngủ
- Lấy giỏ thay đồ
1.3. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh
* Trò chuyện, nói chúc mừng các chú bộ đội
- Làm tranh thiệp tặng chú bộ đội
- Tô màu hình ảnh, trang phục chú bộ đội
- Hát múa, nhún nhảy tặng các chú bộ đội
2. Phát triển kỹ năng xã hội
2.1 Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội
* Xếp hàng khi điểm danh, chờ đến lượt khi rửa tay, đi vệ sinh, ngồi bàn ăn, bàn học…
- Chơi hoạt động góc
- Chơi “Chọn hành vi đúng sai”
2.2 Quan tâm đến môi trường
* Nhặt lá, tưới cây, xới đất góc thiên nhiên.
- Gieo hạt đậu
- Nhặt lá sân trường bỏ thùng rác
- Khóa nước khi rửa tay, lau mặt xong
- Nhắc cô tắt quạt, điện khi ra sân
- Bỏ rác đúng nơi quy định.
|