PHÒNG GDĐT NHA TRANG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
TRƯỜNG MẦM NON 8/3

|
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

|
Số: /BC-MN 8/3
|
Tân Lập, ngày 15 tháng 11 năm 2019
|
BÁO CÁO
Kết quả tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cơ sở
Năm học 2019- 2020
Căn cứ Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non;
Căn cứ kế hoạch số 185/KH-MN8/3 ngày 27 tháng 9 năm 2019 của trường Mầm non 8/3 về việc tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi, và hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo;
Trường Mầm non 8/3 báo cáo kết quả tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cơ sở năm học 2019 - 2020 như sau:
I. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Công tác chuẩn bị
- Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi, chương trình, nội quy, lịch thi. Chọn cử các Ban Giám khảo đúng thành phần theo Điều lệ quy định.
- Các giáo viên dự thi chuẩn bị nội dung thi bài kiểm tra năng lực theo một số nội dung cho trước. Giáo viên trải qua 2 phần thi: phần thi lý thuyết và thực hành đăng ký một tiết dạy, mỗi giáo viên dự thi ít nhất một bộ đồ dùng có chất lượng phục vụ cho hoạt động của trẻ. Cấp dưỡng tham gia thi năng lực theo quy định ATTP, thi thực hành chế biến thực phẩm món ăn ngon mới lạ được Ban giám hiệu phê duyệt phù hợp khẩu phần, nhu cầu của trẻ.
2. Thời gian tổ chức Hội thi
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đã diễn ra từ ngày 18/10/2019 đến hết ngày 14/11/2019.
II. KẾT QUẢ CỤ THỂ
1. Số lượng giáo viên tham gia dự thi
Có 16/18 giáo viên (94%), vắng 02 (12,5%), lý do: nghỉ hộ sản.
Cấp dưỡng: 6/6 (100%)
2. Kết quả Hội thi - Giáo viên
2.1. Lý thuyết
* Ưu điểm
- Có 16 giáo viên tham gia thi lý thuyết, Phần thi lý thuyết được 2 Ban giám khảo chấm độc lập, đảm bảo tính khách quan. Đa số trắc nghiệm chính xác, tự luận các cô xác định được trẻ độ tuổi 25-36 tháng thì cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật là bằng phương pháp hemlich, thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật xử lý khi trẻ bị hóc dị vật đường thở, một số cô còn đưa ra được biện pháp ngăn ngừa và rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình công tác. Một số bài viết đạt điểm cao như: cô Khuyên, cô Thanh Thúy, cô Nguyễn Hạnh, cô Bảo Thy.
* Hạn chế
- Phần trắc nghiệm giáo viên còn hay nhầm lẫn số lĩnh vực trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi giữa 4 và 5 lĩnh vực.
- Phần tự luận: một số cô chưa xác định ngay từ đầu ai là người trực tiếp xử lý khi trẻ bị hóc dị vật, chưa đưa trẻ ra khỏi phòng ăn mà vẫn để trẻ ngồi chung với bạn, gây tâm lý hoang mang cho các trẻ khác trong quá trình xử lý, đồng thời ảnh hưởng đến giờ ăn của lớp.
- Một số bài viết chỉ tập trung vào xử lý tại chỗ mà không đưa ra giải pháp ngăn ngừa, giáo dục trẻ nên tính thuyết phục chưa cao, chưa có rút kinh nghiệm cho bản thân hoặc kiến nghị, đề xuất với tổ chuyên môn hoặc nhà trường.
Kết quả: Bài thấp nhất là 8, bài cao nhất là 9,5 điểm.
2.2 Thực hành
2.2.1 Ưu điểm
- Giáo viên bốc thăm mục tiêu, từ mục tiêu các cô lựa chọn hoạt động tương ứng với độ tuổi lớp mình đang phụ trách, các cô đã biết bám sát vào mục tiêu để lựa chọn hoạt động phù hợp, 100% giáo viên chọn đề tài phù hợp với mục tiêu.
- Các giáo viên đã cố gắng đầu tư, tổ chức tiết dạy theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Một số cô có sự đầu tư về đồ dùng, chu đáo, đẹp mắt, hấp dẫn trẻ : Mộng Tuyền, Thanh Thúy, Nguyễn Thị khuyên, Trần Thị Nghệ.
- Các tiết dạy bám sát vào chủ trương của ngành giáo dục đào tạo về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, các cô đã mạnh dạn đưa những đề tài mới vào tổ chức, tạo nên bước đột phá, và chiếm được nhiều cảm tình đối với trẻ và ban giám khảo như: cô Thanh thúy, Bảo Thy, Trần Thị Nghệ
- Một số hoạt động đã đi sâu vào phát huy tính chủ động của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia một cách tích cực nhất: Cô Mai Vi, Bảo Trâm.
- Một số tiết dạy thể hiện được phong cách chững chạc của giáo viên khi lên lớp: Bảo Thy, Hồng Hạnh, Nguyễn Dung.
2.2.2 Hạn chế
- Câu hỏi đàm thoại còn chưa đi vào trọng tâm, chưa có độ mở nên chưa thu hút được trẻ tham gia
- Cô vẫn còn nói nhiều, nói thay trẻ, lời nói chưa có điểm nhấn để trẻ thích thú.
- Một số lớp nề nếp chưa được tốt, các cháu chưa có thói quen chào hỏi khi khách đến lớp, chưa biết thực hiện theo khẩu lệnh của giáo viên.
- Lĩnh vực phát triển thể chất: đội hình đội ngũ còn rời rạc, một số hoạt động chưa chú ý đến tăng động tác bổ trợ cho vận động cơ bản. chưa tính tới thực tế khi tổ chức hoạt động cho trẻ, sự khác nhau khi ném xa bằng túi cát và ném xa bằng bóng.
- Đối với các hoạt động phát triển kỹ năng vận động tinh còn lựa chọn hoạt động khó, quá sức so với trẻ.
- Lĩnh vực phát triển nhận thức: một số đề tài ôm đồm quá nhiều kiến thức dẫn đến trẻ không nắm bắt được hoặc mơ hồ, dẫn đến tiết dạy nặng nề.
- Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
Một số giáo viên hát hay tuy nhiên chưa tạo được sự gần gũi với trẻ, còn mang nặng tính biểu diễn, xa rời với trẻ, một số hoạt động lựa chọn quá thấp hoặc quá cao so với khả năng của trẻ.
- Đồ dùng đẹp nhưng chưa biết khai thác để trẻ được khám phá.
Kết quả tiết dạy: 2/16 tiết xuất sắc (12,5%) ; 12/16 đạt giỏi (75%); 2/16 đạt khá (12,5%).
3. Đồ dùng, đồ chơi tự tạo
* Ưu điểm
- Các lớp đã làm được mỗi cô 1 bộ đồ dùng, đảm bảo đúng thời gian quy định, có màu sắc, có khả năng sử dụng trong các hoạt động, đồ dùng được làm đa số từ nguyên vật liệu mở, dễ kiếm, giá thành rẻ. Các đồ dùng có sự đầu tư, vừa đáp ứng được việc học trong lớp, vừa có thể sử dụng để trang trí môi trường bên ngoài. Có thể tận dụng đồ dùng để trang trí dọc hành lang, gầm cầu thang và các khu vực trong khuôn viên nhà trường.
* Hạn chế
- Một số bộ đồ dùng nhìn đẹp mắt tuy nhiên hiệu quả sử dụng chưa cao, trẻ khó thao tác trên đồ dùng do cô đục lỗ quá nhỏ, dây xâu mềm, vòng để ném còn méo, chưa cố định nên sẽ khó ném.
- Kết quả: 21/21 bộ đồ dùng xếp loại A (chiếm 100%)
4. Kết quả hội thi - Cấp dưỡng
4.1. Phần thi lý thuyết
Các cô hầu như nắm được kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Phần viết tự luận có một số cô viết tốt như cô Tịnh, cô Thường, cô Nga, cô Phong. Các cô còn lại làm tốt phần thi trắc nghiệm còn phần tự luận trả lời quá ngắn gọn, chưa trình bày được hết ý.
4.2. Phần thi thực hành
- Nhìn chung, các cô nắm vững 10 nguyên tắc vàng, thực hiện tốt qui trình bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp phẩm và lựa chọn được thực phẩm tươi ngon.
- Thao tác chế biến nhanh gọn, thuần thục : Cô Nga, cô Vân, cô Phong, cô Thường.
- Chuẩn bị các đồ dùng đầy đủ, hợp vệ sinh, bố trí địa điểm nấu, sắp xếp các đồ dùng phù hợp, trang phục các cô gọn gàng.
- Thành phẩm đẹp mắt, hấp dẫn rất có: Món tôm hỏa tiễn và món canh la gim sườn heo cô Vân, món mực lá bọc cốm xanh chiên xù cô Phong. Món bò nướng mè cô Nga. Cô Thường nấu món trứng hấp mộc nhĩ có màu sắc đẹp, hấp dẫn nhưng chưa vừa vị. Cô Tịnh nấu món thịt heo kho nước dừa ngon vừa vị nhưng màu sắc chưa đẹp, nên cho thịt vàng đều hơn. Cô Thảo món kho vừa vị, món canh chưa ngọn, nêm chưa vừa vị
- Nhìn chung tất cả các món đều có màu sắc đẹp, đầy đủ dinh dưỡng, đủ định lượng không thừa và cũng không thiếu.
- Đảm bảo thời gian qui định, tiết kiệm chất đốt.
- Đạt cấp dưỡng xuất sắc cấp cơ sở: 1/6 cô (16,6%)
- 4/6 cô : Đạt cấp dưỡng giỏi cấp cơ sở: 4 cô (67,8 %)
- Đạt cấp dưỡng khá cấp cơ sở: 1/6 cô (16,6%)
5. Danh sách khen thưởng cá nhân, tập thể. (Danh sách đính kèm)
Trên đây là báo cáo kết quả tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cơ sở của trường Mầm non 8/3 Nha Trang năm học 2019 - 2020./.
Nơi nhận:
- CBGVCNV toàn trường (mail);
- Kế toán (Thi);
- Lưu: VT, PHTCM (Tuyên).
|
HIỆU TRƯỞNG
Mai Thị Minh Tuyết
|
PHÒNG GDĐT NHA TRANG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
TRƯỜNG MẦM NON 8/3

|
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

|
Số: /BC-MN 8/3
|
Tân Lập, ngày 15 tháng 11 năm 2019
|
BÁO CÁO
Kết quả tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cơ sở
Năm học 2019- 2020
Căn cứ Thông tư số 49/2011/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non;
Căn cứ kế hoạch số 185/KH-MN8/3 ngày 27 tháng 9 năm 2019 của trường Mầm non 8/3 về việc tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi, và hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo;
Trường Mầm non 8/3 báo cáo kết quả tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cơ sở năm học 2019 - 2020 như sau:
I. TÌNH HÌNH CHUNG
1. Công tác chuẩn bị
- Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi, chương trình, nội quy, lịch thi. Chọn cử các Ban Giám khảo đúng thành phần theo Điều lệ quy định.
- Các giáo viên dự thi chuẩn bị nội dung thi bài kiểm tra năng lực theo một số nội dung cho trước. Giáo viên trải qua 2 phần thi: phần thi lý thuyết và thực hành đăng ký một tiết dạy, mỗi giáo viên dự thi ít nhất một bộ đồ dùng có chất lượng phục vụ cho hoạt động của trẻ. Cấp dưỡng tham gia thi năng lực theo quy định ATTP, thi thực hành chế biến thực phẩm món ăn ngon mới lạ được Ban giám hiệu phê duyệt phù hợp khẩu phần, nhu cầu của trẻ.
2. Thời gian tổ chức Hội thi
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đã diễn ra từ ngày 18/10/2019 đến hết ngày 14/11/2019.
II. KẾT QUẢ CỤ THỂ
1. Số lượng giáo viên tham gia dự thi
Có 16/18 giáo viên (94%), vắng 02 (12,5%), lý do: nghỉ hộ sản.
Cấp dưỡng: 6/6 (100%)
2. Kết quả Hội thi - Giáo viên
2.1. Lý thuyết
* Ưu điểm
- Có 16 giáo viên tham gia thi lý thuyết, Phần thi lý thuyết được 2 Ban giám khảo chấm độc lập, đảm bảo tính khách quan. Đa số trắc nghiệm chính xác, tự luận các cô xác định được trẻ độ tuổi 25-36 tháng thì cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật là bằng phương pháp hemlich, thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật xử lý khi trẻ bị hóc dị vật đường thở, một số cô còn đưa ra được biện pháp ngăn ngừa và rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình công tác. Một số bài viết đạt điểm cao như: cô Khuyên, cô Thanh Thúy, cô Nguyễn Hạnh, cô Bảo Thy.
* Hạn chế
- Phần trắc nghiệm giáo viên còn hay nhầm lẫn số lĩnh vực trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi giữa 4 và 5 lĩnh vực.
- Phần tự luận: một số cô chưa xác định ngay từ đầu ai là người trực tiếp xử lý khi trẻ bị hóc dị vật, chưa đưa trẻ ra khỏi phòng ăn mà vẫn để trẻ ngồi chung với bạn, gây tâm lý hoang mang cho các trẻ khác trong quá trình xử lý, đồng thời ảnh hưởng đến giờ ăn của lớp.
- Một số bài viết chỉ tập trung vào xử lý tại chỗ mà không đưa ra giải pháp ngăn ngừa, giáo dục trẻ nên tính thuyết phục chưa cao, chưa có rút kinh nghiệm cho bản thân hoặc kiến nghị, đề xuất với tổ chuyên môn hoặc nhà trường.
Kết quả: Bài thấp nhất là 8, bài cao nhất là 9,5 điểm.
2.2 Thực hành
2.2.1 Ưu điểm
- Giáo viên bốc thăm mục tiêu, từ mục tiêu các cô lựa chọn hoạt động tương ứng với độ tuổi lớp mình đang phụ trách, các cô đã biết bám sát vào mục tiêu để lựa chọn hoạt động phù hợp, 100% giáo viên chọn đề tài phù hợp với mục tiêu.
- Các giáo viên đã cố gắng đầu tư, tổ chức tiết dạy theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Một số cô có sự đầu tư về đồ dùng, chu đáo, đẹp mắt, hấp dẫn trẻ : Mộng Tuyền, Thanh Thúy, Nguyễn Thị khuyên, Trần Thị Nghệ.
- Các tiết dạy bám sát vào chủ trương của ngành giáo dục đào tạo về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, các cô đã mạnh dạn đưa những đề tài mới vào tổ chức, tạo nên bước đột phá, và chiếm được nhiều cảm tình đối với trẻ và ban giám khảo như: cô Thanh thúy, Bảo Thy, Trần Thị Nghệ
- Một số hoạt động đã đi sâu vào phát huy tính chủ động của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia một cách tích cực nhất: Cô Mai Vi, Bảo Trâm.
- Một số tiết dạy thể hiện được phong cách chững chạc của giáo viên khi lên lớp: Bảo Thy, Hồng Hạnh, Nguyễn Dung.
2.2.2 Hạn chế
- Câu hỏi đàm thoại còn chưa đi vào trọng tâm, chưa có độ mở nên chưa thu hút được trẻ tham gia
- Cô vẫn còn nói nhiều, nói thay trẻ, lời nói chưa có điểm nhấn để trẻ thích thú.
- Một số lớp nề nếp chưa được tốt, các cháu chưa có thói quen chào hỏi khi khách đến lớp, chưa biết thực hiện theo khẩu lệnh của giáo viên.
- Lĩnh vực phát triển thể chất: đội hình đội ngũ còn rời rạc, một số hoạt động chưa chú ý đến tăng động tác bổ trợ cho vận động cơ bản. chưa tính tới thực tế khi tổ chức hoạt động cho trẻ, sự khác nhau khi ném xa bằng túi cát và ném xa bằng bóng.
- Đối với các hoạt động phát triển kỹ năng vận động tinh còn lựa chọn hoạt động khó, quá sức so với trẻ.
- Lĩnh vực phát triển nhận thức: một số đề tài ôm đồm quá nhiều kiến thức dẫn đến trẻ không nắm bắt được hoặc mơ hồ, dẫn đến tiết dạy nặng nề.
- Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
Một số giáo viên hát hay tuy nhiên chưa tạo được sự gần gũi với trẻ, còn mang nặng tính biểu diễn, xa rời với trẻ, một số hoạt động lựa chọn quá thấp hoặc quá cao so với khả năng của trẻ.
- Đồ dùng đẹp nhưng chưa biết khai thác để trẻ được khám phá.
Kết quả tiết dạy: 2/16 tiết xuất sắc (12,5%) ; 12/16 đạt giỏi (75%); 2/16 đạt khá (12,5%).
3. Đồ dùng, đồ chơi tự tạo
* Ưu điểm
- Các lớp đã làm được mỗi cô 1 bộ đồ dùng, đảm bảo đúng thời gian quy định, có màu sắc, có khả năng sử dụng trong các hoạt động, đồ dùng được làm đa số từ nguyên vật liệu mở, dễ kiếm, giá thành rẻ. Các đồ dùng có sự đầu tư, vừa đáp ứng được việc học trong lớp, vừa có thể sử dụng để trang trí môi trường bên ngoài. Có thể tận dụng đồ dùng để trang trí dọc hành lang, gầm cầu thang và các khu vực trong khuôn viên nhà trường.
* Hạn chế
- Một số bộ đồ dùng nhìn đẹp mắt tuy nhiên hiệu quả sử dụng chưa cao, trẻ khó thao tác trên đồ dùng do cô đục lỗ quá nhỏ, dây xâu mềm, vòng để ném còn méo, chưa cố định nên sẽ khó ném.
- Kết quả: 21/21 bộ đồ dùng xếp loại A (chiếm 100%)
4. Kết quả hội thi - Cấp dưỡng
4.1. Phần thi lý thuyết
Các cô hầu như nắm được kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Phần viết tự luận có một số cô viết tốt như cô Tịnh, cô Thường, cô Nga, cô Phong. Các cô còn lại làm tốt phần thi trắc nghiệm còn phần tự luận trả lời quá ngắn gọn, chưa trình bày được hết ý.
4.2. Phần thi thực hành
- Nhìn chung, các cô nắm vững 10 nguyên tắc vàng, thực hiện tốt qui trình bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tiếp phẩm và lựa chọn được thực phẩm tươi ngon.
- Thao tác chế biến nhanh gọn, thuần thục : Cô Nga, cô Vân, cô Phong, cô Thường.
- Chuẩn bị các đồ dùng đầy đủ, hợp vệ sinh, bố trí địa điểm nấu, sắp xếp các đồ dùng phù hợp, trang phục các cô gọn gàng.
- Thành phẩm đẹp mắt, hấp dẫn rất có: Món tôm hỏa tiễn và món canh la gim sườn heo cô Vân, món mực lá bọc cốm xanh chiên xù cô Phong. Món bò nướng mè cô Nga. Cô Thường nấu món trứng hấp mộc nhĩ có màu sắc đẹp, hấp dẫn nhưng chưa vừa vị. Cô Tịnh nấu món thịt heo kho nước dừa ngon vừa vị nhưng màu sắc chưa đẹp, nên cho thịt vàng đều hơn. Cô Thảo món kho vừa vị, món canh chưa ngọn, nêm chưa vừa vị
- Nhìn chung tất cả các món đều có màu sắc đẹp, đầy đủ dinh dưỡng, đủ định lượng không thừa và cũng không thiếu.
- Đảm bảo thời gian qui định, tiết kiệm chất đốt.
- Đạt cấp dưỡng xuất sắc cấp cơ sở: 1/6 cô (16,6%)
- 4/6 cô : Đạt cấp dưỡng giỏi cấp cơ sở: 4 cô (67,8 %)
- Đạt cấp dưỡng khá cấp cơ sở: 1/6 cô (16,6%)
5. Danh sách khen thưởng cá nhân, tập thể. (Danh sách đính kèm)
Trên đây là báo cáo kết quả tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi, cấp dưỡng giỏi cơ sở của trường Mầm non 8/3 Nha Trang năm học 2019 - 2020./.
Nơi nhận:
- CBGVCNV toàn trường (mail);
- Kế toán (Thi);
- Lưu: VT, PHTCM (Tuyên).
|
HIỆU TRƯỞNG
Mai Thị Minh Tuyết
|