KH cHỦ ĐIỂM NHỮNG CON VẬT NUÔI
KẾ HOẠCH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC
CHỦ ĐIỂM: “VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH”
Từ ngày 04/03/2024 đến ngày 29/03/2024
MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG
|
HOẠT ĐỘNG
|
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Dinh dưỡng-sức khỏe
- Mục tiêu 1: Trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt: giờ ngủ, vệ sinh, giờ ăn…
- Mục tiêu 2: Trẻ thể hiện một số nhu cầu ăn uống, vệ sinh bằng cử chỉ/lời nói.
- Mục tiêu 4: Trẻ biết một số hành động nguy hiểm và cách phòng tránh
2. Phát triển vận động
* Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Mục tiêu 5: Trẻ biết tập cùng cô các động tác phát triển nhóm cơ và hệ hô hấp nhịp nhàng
- Mục tiêu 6: Trẻ biết thực hiện các bài tập bò, chui tới đích
- Mục tiêu 9: Trẻ biết tập cử động các ngón tay, bàn tay phối hợp tay - mắt để xếp tháp, lồng hộp, xếp chồng các khối
|
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt:
- Tập 1 số thói quen vệ sinh tốt:
+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
+ “Gọi” cô khi bị ướt bẩn.
+ Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Tập luyện 1 số thói quen vệ sinh tốt trong ăn uống và có nhu cầu gọi cô khi bị bẩn.
- Tập trẻ ăn, ngủ, vệ sinh theo thời gian biểu
- Tập ngồi vào bàn ăn.
- Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Có nhu cầu rửa tay, lau mặt khi bẩn.
- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe.
+ Làm quen với rửa tay, xếp gối
* Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh:
+ Không lấy những vật sắt nhọn chọt vào mắt, mũi, miệng …
+ Không bỏ hột hạt vào mũi, tai…
+ Không leo trèo cầu thang, cửa sổ
2. Phát triển vận động
* Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Động tác 1: Hô hấp
- Động tác 2: Tay
- Động tác 3: Bụng, lườn
- Động tác 4: Chân
* Tập luyện các kĩ năng VĐCB và PT các tố chất trong vận động
* Tập bò, trườn:
- Bò trườn tới đích
- Bò có vật trên lưng
3. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng 1 số đồ dùng, dụng cụ
- Co duỗi, đan các ngón tay.
- Cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật.
- Lồng hộp tròn, vuông (3- 4 hộp)
- Tháo lắp, xâu vòng
- Xếp chồng 3 – 4 khối.
- Vạch các nét nguệch ngoạc bằng các ngón tay.
|
* Tập trẻ vệ sinh đúng nơi quy định
- Tập rửa tay khi tay bẩn
- Tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Chỉ hoặc gọi cô khi bị bẩn
- Ngồi vào bàn ăn ngay ngắn không làm đổ cơm, thức ăn
- Cầm ly nước uống không bỏ tay vào
- Tập trẻ ăn hết suất, không kén chọn thức ăn
- Lắng nghe cô giới thiệu các món ăn hằng ngày và giới thiệu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
- Tập uống nước không đổ ướt áo, quần
- Tập đi vệ sinh trước khi ăn và sau khi ăn xong, khi có nhu cầu
* Làm quen với rửa tay
- Rửa tay với sự hướng dẫn của cô
- Rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn
- Rửa tay và lau tay khô
- Xếp gối chuẩn bị giờ ngủ
- Xếp cất gối khi ngủ dậy
* Nhận biết một số hành động nguy hiểm:
+ Không lấy những vật sắt nhọn chọt vào mắt, mũi, miệng:
+ Không lấy dao, kéo, đinh, thép, que, cây chọt vào mắt, mũi, miệng bạn
+ Không lấy dao, kéo, đinh, thép, que, cây chọt vào mắt, mũi, miệng của mình
+ Chọn đồ chơi giúp cô
+ Xem video clip về các hành động nguy hiểm đã xảy ra để trẻ biết và cần nên tránh
2. Phát triển vận động
* Trẻ tập các động tác phát triển nhóm cơ và hệ hô hấp theo cô và theo nhạc của trường
- ĐT Hô hấp: Tập hít thở.
- ĐT tay: 2 tay dang ngang; 2 tay đưa ra trước
- ĐT bụng, lườn: cúi người về phía trước, tay chạm đầu gối; nghiêng người sang trái sang phải
- ĐT chân: lần lượt đưa từng chân ra trước.
* VĐCB
- Bò trườn về phía trước
- Bò chui qua cổng, có vật trên lưng
- Chơi trò chơi: Mèo và chim sẻ
+ Bắt chước tiếng kêu con vật
+ Chăm sóc con vật nuôi
+ Tìm con vật
+ Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
* Lật mở trang sách co duỗi ngón tay, nắm mở bàn tay…
- Chơi:
+ Lật quyển sách cùng cô
+ Mở trang sách giống cô
+ Gấp trang sách lại
+ Bỏ sách truyện lên kệ
+ Co các ngón tay lại
- Lồng hộp tròn, vuông (3- 4 hộp)
- Xếp chồng 3 – 4 khối
- Tháo lắp, xâu vòng.
|
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Mục tiêu 10: Trẻ biết phối hợp các giác quan để khám phá thế giới xung quanh, thích chơi với các đồ vật, đồ chơi
- Mục tiêu 14: Trẻ chỉ, gọi tên được 1 số con vật quen thuộc
- Mục tiêu 15: Trẻ có khả năng quan sát, bắt chước động tác, tiếng kêu con vật. Biết sử dụng đồ vật thay thế trong trò chơi
- Mục tiêu 16: Trẻ chỉ và lấy được con vật to hoặc nhỏ
|
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
1. Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác
- Tìm đồ chơi vừa mới cất dấu.
- Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh (Đồ chơi của bé đâu rồi, tiếng gõ cửa, tiếng chuông điện thoại, tiếng kêu con vật …)
- Sờ, nắn, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh.
- Phối hợp mắt-tay trong HĐ với đồ vật.
- Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật quen thuộc.
- Bắt chước động tác, tiếng kêu con vật. Biết sử dụng đồ vật thay thế trong trò chơi
- Kích thước to- nhỏ ( tìm, gọi tên và chỉ)
|
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Tìm nơi âm thanh phát ra từ nhiều vị trí khác nhau.
- Đoán tên nhạc cụ
- Tiếng gì kêu
- Tìm con vật giúp cô
- Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
- Nghe âm thanh các nhạc cụ (to – nhỏ)
- Cô đang hát ở đâu?
- Sờ, nắn các đồ vật, đồ chơi
- Sờ, nắn con vật bằng nhựa
- Sờ, nắn các con vật bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau
- Xếp chuồng gà, vịt
+ Xếp thức ăn vào chuồng cho con vật
+Xếp các đồ chơi cùng cô
+ Xâu thức ăn cho con vật
+ Xâu các con vật bé thích
+ Xâu hoa tặng bà tặng mẹ
* Trò chuyện về các con vật quen thuộc: (Con gà, con vịt, con chó, con mèo...)
+ Gọi tên các con vật
+ Chơi chọn con vật
+ Con nào to hơn- nhỏ hơn
* Bắt chước tiếng kêu con vật
+ Gà gáy, vịt kêu...
+ Tìm con vật khi nghe tiếng kêu
+ Tạo dáng con vật
+ Gà vỗ cánh, gà gáy, gà mổ thóc
+ Chó nằm ngủ, chó sủa
+ Mèo chạy bắt chuột, mèo kêu...
* Chọn con vật giúp cô
+ Con nào to hơn - nhỏ hơn
+ Con vật to bỏ chuồng to, con vật nhỏ bỏ về chuồng nhỏ
+ Chỉ và gọi tên con vật
+ Đoán tên con vật
+ Tìm con vật cô vừa cất dấu
+ Nghe tiếng kêu tìm con vật
|
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Mục tiêu 19: Trẻ nghe và trả lời được các câu hỏi đơn giản
- Mục tiêu 20: Trẻ thích nghe hát và vận động theo nhạc (giậm chân, lắc lư). Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, truyện kể đơn giản.
- Mục tiêu 22: Trẻ nói được câu đơn 2-3 tiếng đơn giản
- Mục tiêu 24: Trẻ bước đầu làm quen với sách, tranh
|
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
1. Nghe:
+ Con gì đây?
+ Tiếng kêu của con gì?
+ Trò chơi: Gà gáy, vịt kêu
+ Đồ dùng của bé đâu rồi?
+ Những thứ này trông thế nào?
* Nghe hát các bài hát: Con gà trống, Đàn gà trong sân, Quà mùng 8/3
+ Đồng dao: Nu na nu nống, tập tầm vông…
+ Dân ca: Cò lả, con cò cánh trắng
+ Thơ: Chú gà con, con thỏ
+ Truyện: Bé cho gà ăn
- Bắt chước được âm thanh, ngôn ngữ khác nhau: meo meo, bim bim
- Nhắc lại được một số từ đơn: Gà, vịt, chó, mèo...
+ Gà, con gà, con vịt…
+ Bắt chước tiếng kêu của các con vật.
+ Bé xem tranh
+ Kể chuyện theo tranh: Bé cho gà ăn
+ Tranh về các con vật
|
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Tiếng kêu của con gì?
+ Con gì kêu?
+ Trò chơi: Gà gáy, vịt kêu
* Nghe các bài hát: Con gà trống, Đàn gà trong sân, Quà mùng 8/3, cò lả...
* Đọc thơ theo cô các từ cuối: Bài thơ: Chú gà con, đàn gà con
- Kể chuyện theo tranh: Bé cho gà ăn
* Gọi tên con gà, vịt, chó, mèo...
+ Chỉ và gọi tên các con vật
+ Bắt chước tiếng kêu của con vật: “gà gáy “ò ó o, vịt kêu, cạp cạp...”
* Đọc thơ theo cô các từ cuối: Bài thơ: Chú gà con, đàn gà con
- Kể chuyện theo tranh: Bé cho gà ăn
+ Chỉ và gọi tên các con vật
+ Xem sách, tranh về các con vật nuôi
|
IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI
* Phát triển kỹ năng xã hội:
- Mục tiêu 26: Trẻ bước đầu biết thực hiện một số hành vi xã hội đơn giản.
- Mục tiêu 27: Trẻ có một số hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản như chào, tạm biệt…
|
IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI
* Phát triển kỹ năng xã hội:
- Quan tâm đến các con vật nuôi: gần gũi trong gia đình
- Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản
- Tập thực hiện một số hành vi giao tiếp như: chào, tạm biệt, cảm ơn. Nói từ “ạ”,”dạ”. Biết gọi tên bạn, tên cô, tên người thân
|
IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI
*Quan tâm đến các vật nuôi gần gũi trong gia đình
+ Gọi tên con vật: Gà, vịt, chó, mèo…
+ Chăm sóc các con vật nuôi
+ Xếp chuồng cho con vật
+ Âu yếm và yêu thương con vật
+ Cho con vật ăn
+ Chơi: Con gì ăn thứ đó
+ Dắt con vật về chuồng ngủ
* Tập thực hiện một số hành vi giao tiếp như: chào, tạm biệt, cảm ơn. Nói từ “ạ”,”dạ”. Biết gọi tên bạn, tên cô, tên người thân
+ Tập gọi tên cô
+ Tập gọi tên bạn
+ Tập gọi tên ba mẹ
+ Chào cô, chào bạn, chào ngừời lớn, chào các cô trong trường khi tới lớp
+ Chơi: Chào chị búp bê
+ Tập nới: Dạ, ạ…khi cô gọi tên
+ Biết vâng lời ngoan chào cô khi đến lớp, tạm biết khi ra về
|
CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
* ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
- Sưu tầm các câu đố về các con vật
- Sưu tầm các loại tranh ảnh, băng đĩa có hình ảnh về các loại động vật nuôi trong nhà,các con vật sống dưới nưới,các con vật sông trong rừng để phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ trong tháng
- Làm một số đồ dùng như: Mô hình nhà, chuồng để cho các côn vật ở.
- Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như: Gỗ để xếp đường đi, hàng rào,chuồng thú, xếp ao cá, máy hát, tranh ảnh, các loại đồ chơi về các loai động vât mà bé yêu thích.
* ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH
- Giới thiệu và tuyên truyền cho phụ huynh biết về nội dung tháng 3 “Những con vật nuôi trong gia đình” và có kế hoạch cùng giáo viên sưu tầm các loại tranh ảnh, sách báo, lịch treo tường để phục vụ cho các hoạt động của trẻ phong phú và đa dạng.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1: NGÀY LỄ 8/3
Thời gian thực hiện từ ngày 04/3/2024 đến ngày 8/3/2024
Thứ
Hoạt động
|
Thứ hai
|
Thứ ba
|
Thứ tư
|
Thứ năm
|
Thứ sáu
|
Đón trẻ- chơi - thể dục sáng
|
- Cô trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình quen thuộc và ngày 8/3
- Thể dục sáng tập bài “Gà con” (Tập theo nhạc của trường)
* Khởi động:Trẻ đi quanh phòng theo cô
* Trọng động: Mỗi động tác tập 3 - 4 lần
- Động tác 1 (Hít thở): Gà gáy ò ó o…
- Động tác 2 (Tay): Hai tay giang ngang vỗ cánh
- Động tác 3 (Bụng): Cúi người xuống giả vờ mổ thóc “Tốc tốc …”
- Động tác 4 (Chân): Nhảy tại chỗ
* Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng
|
Chơi tập
|
Bé xếp chuồng cho gà
|
Bò có mang vật trên lưng
|
Bé tập xếp dép
|
Xâu hoa tặng bà và mẹ
|
NN-NH Qùa 8/3
|
Chơi - hoạt động ở các góc
|
- Âm nhạc: Nghe các bài hát về các con vật: Một con vịt, con gà trống, đàn gà trong sân, thương con mèo, quà 8/3, mùng 8/3…(Bài hát dân ca. Cò lả, con cò cánh trắng…)
- Bé khéo tay : Xếp chuồng con gà, vịt, xâu hoa, thức ăn…
- Thư viện: Xem các loại tranh truyện về con vật nuôi, ngày 8/3
- Phân vai: Trẻ chơi bế em, bán thức ăn cho con vật, bác sĩ thú y…
- Chơi động: Kéo xe, chơi thú nhún, bò, trườn
|
Chơi ngoài trời
|
- QS vườn cổ tích
TC: Mèo và chim sẻ. Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
- Chơi tự do
|
- QS con vật trong sân trường
TC: Gà trong vườn rau. Tạo dáng con vật
- Chơi tự do
|
- QS thời tiết
TC: Chọn vòng tặng mẹ. Đuổi gà
- Chơi tự do
|
- QS con vật vẽ trên tường
TC: Chọn con vật giúp cô. Chăm sóc con vật
- Chơi tự do
|
- QS góc TN lớp CT
TC: Bắt chước tiếng gọi của cô Tìm con vật
- Chơi tự do
|
Ăn - ngủ - vs cá nhân
|
- Cô tập cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn, uống (Nghe nhạc: “Giờ ăn đến rồi”, dỗ cho trẻ ngủ đủ giấc, thơ: “Giờ đi ngủ” nghe đĩa hát ru, dân ca…)
|
Chơi - hoạt động theo ý thích
|
Nhận biết một số hành động nguy hiểm
|
Xem video về ngày hội 8/3
|
Xâu hoa tặng mẹ, bà
|
Chọn các con vật nuôi
|
Nghe các bài thơ về con vật
|
Chơi, Trả trẻ
|
- Nghe các bài hát về con vật. Tập chào cô, tạm biệt bạn ra về
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ chuẩn bị ra về
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ hai, ngày 4 tháng 03 năm 2024
BÉ XẾP CHUỒNG CHO GÀ
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết các khối gỗ dùng để xếp chuồng gà.
- Trẻ xếp được chuồng cho bạn gà
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động xếp chuồng gà, không tranh giành đồ chơi với bạn
II. CHUẨN BỊ
- Gỗ đủ cho cô và trẻ (các khối gỗ hình vuông, hình tam giác)
- Con gà bằng nhựa
- Băng nhạc “Đàn gà trong sân”
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ: Chơi trò chơi "Mưa to - Mưa nhỏ"
Mưa nhỏ cô cho trẻ vỗ tay nhỏ, mưa to cô cho trẻ vỗ tay to, sấm chớp cô cho trẻ dậm chân nói " ầm ầm" .Sau đó cô cho bạn Gà xuất hiện và nói (Hôm qua trời mưa rất là to, gió thổi ào ào đã làm đổ chuồng của bạn Gà rồi. Vậy cô cháu mình cùng lấy gỗ để xếp chuồng Gà tặng bạn nhé !)
* Hoạt động: Xếp chuồng gà
- Cô hỏi trẻ đã lấy được những gỗ gì?
- Gỗ dùng để làm gì?
- Gỗ có màu gì?
- Cô và trẻ cùng xếp. Cô vừa xếp vừa nói "cô đặt khối gỗ vuông xuống trước, sau đó cô lấy khối gỗ vuông thứ 2 xếp chồng lên khối vuông thứ 1 và lấy khối vuông thứ 3 xếp chồng lên khối vuông thứa 2, rồi lấy khối vuông hình tam giác xếp chồng lên trên để làm mái
Khi trẻ xếp xong cô hỏi: Trẻ vừa xếp gì? Chuồng để làm gì?
- Rồi cô phát cho mỗi trẻ một bạn Gà, để trẻ dẫn bạn Gà vào chuồng mới.
- Cô nói: Vẫn còn nhiều bạn gà chưa có chuồng để ở, cô khuyến khích trẻ xếp nhiều chuồng cho các bạn gà
- Cô giáo dục trẻ
* Kết thúc hoạt động: Cô mở nhạc bài “ Đàn gà trong sân”. Cô và trẻ cùng vận động theo lời bài hát
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
Thứ ba, ngày 5 tháng 03 năm 2024
BÒ CÓ MANG VẬT TRÊN LƯNG
(Lĩnh vực phát triển vận động)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nói theo cô tên bài tập “Bò có mang vật trên lưng”
- Trẻ bò bằng hai tay và hai chân chân, mắt nhìn thẳng, phối hợp chân tay nhịp nhàng không làm rơi bao cát trên lưng.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động
II. CHUẨN BỊ
- 2 con đường
- Bao cát đủ cho trẻ
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Khởi động
- Cô tập trung trẻ đi các kiểu đi theo cô
* Trọng động: Bài tập: Gà con
+ Gà gáy (ò ó o)
+ Gà vỗ cánh (Hai tay giang ngang vố cánh)
+ Gà mổ thóc (Cúi người xuống giả vờ mổ thóc: Tốc tốc …)
+ Gà nhảy ổ (Nhảy tại chỗ)
Vận động cơ bản “Bò có mang vật trên lưng”
- Cô giới thiệu: “Bên kia các bạn gà đang đói chưa có thức ăn. Bây giờ các con hãy mang thức ăn sang cho các bạn gà nhé. Muốn đưa được thức ăn giúp bạn các con phải đặt các túi thức ăn lên trên lưng và bò bằng hai tay và hai chân chân, rồi tới nhà bạn gà, cho các bạn gà ăn.”
- Cô mời một bạn lên bò cho các bạn xem nhé!
- Cô cho hai trẻ đó thực hiện bò có mang vật trên lưng lần nữa kết hợp giải thích cách bò: “Các con đến vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh của cô bò bằng hai tay và hai chân, mắt nhìn thẳng, phối hợp chân tay nhịp nhàng, lưng giữ thẳng không làm rơi bao cát trên lưng”
- Cô lần lượt cho các cháu lên bò. Cô chú ý sửa sai, động viên tuyên dương cháu kịp thời.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo nhẹ nhàng
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
Thứ tư, ngày 6 tháng 03 năm 2024
BÉ TẬP XẾP DÉP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ gọi được tên đôi giày, đôi dép, biết giày, biết đi giày, dép; cởi giày, xếp giày, dép ngay ngắn trên kệ. Biết giày dép dùng để đi, giữ cho đôi chân sạch sẽ.
- Trẻ có kỹ năng đi, cởi, xếp dép ngay ngắn trên kệ.
- Trẻ có ý thức tự lực, làm những việc nhỏ vừa với sức của mình biết xếp giày, dép lên kệ đúng nơi quy định ngay ngắn.
II. CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô
- Kệ để dép, thấp vừa tầm trẻ
- 1 đôi dép quay hậu cho cô
- Bài hát: “Đôi dép”
* Đồ dùng của trẻ
- Dép của trẻ (Sạch sẽ)
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
* Thu hút: Trò chuyện cùng với trẻ: Mỗi buổi sáng, trước đi học các con được đánh răng, rữa mặt…ngoài ra các con còn phải chuẩn bị những gì để đến trường nữa? (Cho trẻ kể: Mặc áo ấm, quàng khăn, đội mũ, mang cặp, đi dép…).
* Hoạt động: Bé tập đi dép, tháo dép và xếp dép lên kệ
- Xuất hiện kệ dép, hỏi trẻ: Đây là gì? (Dép quay hậu)
- Dép dùng để làm gì? (Để đi vào chân)
- Khái quát: Giày, dép là đồ đùng để đi, (đi học đi chơi) giúp cho đất cát không dính vào chân làm bẩn chân mà giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ, Giữ âm chân, khỏi lạnh chân. Vì vậy sau khi đi xong phải biết xếp giày, dép lên kệ đúng nơi quy định ngay ngắn. Các con hãy làm những việc nhỏ vừa với sức của mình.
- Dẫn dắt: Cô quan sát thấy lớp mình có nhiều bạn chưa biết đi dép, hôm nay cô sẽ tập cho các con biết cách tự đi dép và xếp dép lên kệ.
- Cho trẻ về chỗ ngồi.
- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích cho trẻ xem
- Lần 2: Cô thực hiện thao tác kết hợp giải thích: Cô cầm dép về ghế ngồi, để dép về phía trước hai chân.
+ Cách đi dép: Cô tháo quai dép, xỏ chân vào dép rồi ngắn quai dép lại. (tương tự chân còn lại, nói 2 lần với 2 chiếc dép)
+ Cách tháo dép: Cô tháo quai dép, rút chân ra khỏi dép, ngắn quai dép lại rồi để sang bên cạnh. (Nói 2 lần với 2 chiếc dép)
+ Cất dép: Cô cầm đôi dép gõ nhẹ xuống sàn rồi nhấc dép để lên giá. Các con lưu ý là khi đặt dép lên giá thì mũi dép phải quay ra ngoài. (Cô vừa làm vừa chỉ cho trẻ biết)
- Mời 1,2 trẻ lên thực hiện thử
- Tiến hành cho trẻ thực hiện cả nhóm (Cô cho trẻ thực hành vài lần – Mỗi lần thực hành cô đều hỏi trẻ “Các con đang làm gì?)
- Lần 1 trẻ lấy dếp đi dép vào chân.
- Khi dùng xong thì phải để đồ dùng ở đâu nhỉ? Cho trẻ xếp dép lên kệ
- Dẫn dắt: Dép còn làm tăng vẻ đẹp cho trang phục. Các con lại lấy dép đi vào cùng biểu diễn thời trang nào.
- Cho trẻ thực hiện lần 2 bằng cách biểu diễn thời trang với hát bài “Đôi dép”
- Cho trẻ đi cất giày dép lên kệ ngoài lớp.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
..........................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………............................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 7 tháng 03 năm 2024
XÂU HOA TẶNG BÀ TẶNG MẸ
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết dây dùng để xâu hoa tặng bà mẹ
- Trẻ cầm được dây xâu qua lỗ hoa
- Trẻ tích cực cực tham gia vào hoạt động, trẻ biết ngày 8/3 là ngày của Bà và Mẹ, các con phải ngoan biết vâng lời cô, bà và mẹ.
II. CHUẨN BỊ
- Dây , hoa đủ cho cô và trẻ
- Máy hát - Băng nhạc
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Xâu hoa
- Cô nói: Sắp đến ngày 8/3 là ngày của bà, mẹ và cô giáo, cô và các con làm những chiếc vong hoa thật đẹp để tặng cho mẹ, cho bà nhé!
- Cô hỏi trẻ : Đây là cái gì? Dây dùng đẻ làm gì?
- Cô phát cho mỗi trẻ một dây và rổ hoa, cô vưà làm vừa giải thích: (tay cầm bát cô cầm một đầu dây, không dài quá, tay cầm muỗng cô cầm bông hoa, không che lỗ để xâu, và cô xâu hoa vào dây.)Trẻ cùng làm theo cô, vừa làm cô vừa theo dõi động viên khuyến khích trẻ, trẻ nào xâu không được cô cầm tay giúp trẻ.
- Trẻ xâu xong cô hỏi : con vừa xâu gì? Xâu hoa vào đâu?
- Cô cột dây lại và đeo vào tay cho trẻ.
* Hoạt động 2: Nghe hát “Qùa 8/3”
- Bây giờ các con đeo vòng hoa vào tay và cùng tập vận động bài hát”quà 8/3 để khi đem vòng hoa tặng bà và mẹ các con biểu diễn cho bà và mẹ xem nhé!
- Trẻ vận động cùng cô 2-3 lần.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
.............................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
Thứ sáu, ngày 8 tháng 03 năm 2024
NGHE NHẠC NGHE HÁT “QUÀ 8/3” - QUỐC HUY
Nội dung kết hợp: CHƠI VỚI NHẠC CỤ
(Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết tên bài hát “Qùa 8/3”. Sáng tác Quốc Huy. Trẻ biết tên các nhạc cụ: Xắc xô, thanh gõ.
- Trẻ hưởng ứng theo bài hát, chơi được các nhạc cụ: Gõ to - nhỏ.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động NN- NH “Qùa 8/3”.
II. CHUẨN BỊ
- Đàn, máy hát, các loại nhạc cụ ( xắc xô, thanh gõ) đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Chơi với nhạc cụ
- Cô vỗ xắc xô tập trung trẻ. Cô hỏi trẻ: Cô đang cầm nhạc cụ gì? cho trẻ lấy xắc xô về chỗ ngồi
- Cô hỏi trẻ: Con có nhạc cụ gì?( Cô cho trẻ gọi tên và nhắc lại)
- Cô cho trẻ chơi, vỗ to, vỗ nhỏ
- Cô hỏi:
+ Vỗ mạnh nghe âm thanh nhỏ hay to?
+ Vỗ nhẹ nghe âm thanh to hay nhỏ
- Cô cho trẻ bỏ xắc xô vào rổ và xuất hiện thanh gõ
- Hỏi trẻ nhạc cụ gì?
- Cô cho trẻ gõ mạnh, nhẹ và hỏi trẻ âm thanh phát ra nghe to-nhỏ
- Cô nói: Các loại nhạc cụ dùng để đệm khi hát nghe rất hay. Có một loại nhạc cụ khác cũng dùng để đệm khi hát nữa, bây giờ các con xem đó là nhạc cụ nào nhé!
* Hoạt động 2: Nghe nhạc - nghe hát “Quà 8/3” - Quốc Huy
- Trẻ sờ đàn, cô đàn và hát cho trẻ nghe, cô giới thiệu tên bài hát “Qùa 8/3” Tác giả Quốc Huy
- Cô hát lần 2, giới thiệu nội dung và tính chất bài hát: Bài hát nói về em xếp điểm mười, vẽ cành cúc vàng tươi thắm để tặng cô và mẹ nhân ngày 8/3, bài hát rất nhịp nhàng và tình cảm.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp múa minh họa theo bài hát.
- Kết thúc cô mở nhạc bài hát và khuyến khích trẻ hưởng ướng cùng cô
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
..........................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………............................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2: CON GÀ, CON VỊT
Thời gian thực hiện từ ngày 11/3/2024 đến ngày 15/3/2024
Thứ
Hoạt động
|
Thứ hai
|
Thứ ba
|
Thứ tư
|
Thứ năm
|
Thứ sáu
|
Đón trẻ- chơi - thể dục sáng
|
- Cô trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình quen thuộc
- Thể dục sáng tập bài “Gà con” (Tập theo nhạc của trường)
* Khởi động:Trẻ đi quanh phòng theo cô
* Trọng động: Mỗi động tác tập 3 - 4 lần
- Động tác 1 (Hít thở): Gà gáy ò ó o…
- Động tác 2 (Tay): Hai tay giang ngang vỗ cánh
- Động tác 3 (Bụng): Cúi người xuống giả vờ mổ thóc “Tốc tốc …”
- Động tác 4 (Chân): Nhảy tại chỗ
* Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng
|
Chơi tập
|
Bò chui qua cổng có mang vật trên lưng
|
Trò chuyện về con gà mái, con vịt
|
NN-NH Con gà trống
|
Bé xếp nhà cho các con vật
|
Nghe kể chuyện “Bé cho gà vịt ăn”
|
Chơi - hoạt động ở các góc
|
- Âm nhạc: Nghe các bài hát về các con vật: Một con vịt, con gà trống, đàn gà trong sân, thương con mèo…(Bài hát dân ca. Cò lả, con cò cánh trắng…)
- Bé khéo tay : Xếp chuồng con gà, vịt, xâu thức ăn…
- Thư viện: Xem các loại tranh truyện về con vật nuôi
- Phân vai: Trẻ chơi bế em, bán thức ăn cho con vật, bác sĩ thú y…
- Chơi động: Kéo xe, chơi thú nhún, bò, trườn
|
Chơi ngoài trời
|
- QS vườn cổ tích
- TC: Mèo và chim sẻ, Tạo dáng con vật
- Chơi tự do
|
- QS con vật trong sân trường
- TC: Gà trong vườn rau, nghe tiếng kêu đoán tên con vật
- Chơi tự do
|
- QS thời tiết
- TC: Rì rà rì rà, Bắt chước tiếng kêu con vật
- Chơi tự do
|
- QS con vật vẽ trên tường
- TC: Chọn con vật giúp cô, - Chơi tự do
|
- QS góc TN lớp CT
- TC: Đuổi gà, Tìm con vật
- Chơi tự do
|
Ăn - ngủ- vs cá nhân
|
- Cô tập cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn, uống (Nghe nhạc: “Giờ ăn đến rồi”, dỗ cho trẻ ngủ đủ giấc, thơ: “Giờ đi ngủ” nghe đĩa hát ru, dân ca…)
|
Chơi - hoạt động theo ý thích
|
Tập rửa tay
|
Chọn các con vật nuôi
|
Nghe các bài thơ về con vật
|
LQ chuyện:“Bé cho gà vịt ăn”
|
Kể tên các con vật quen thuộc
|
Chơi, Trả trẻ
|
- Nghe các bài hát về con vật. Tập chào cô, tạm biệt bạn ra về
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ chuẩn bị ra về
|
Thứ hai, ngày 11 tháng 03 năm 2024
BÉ CHUI QUA CỔNG MANG VẬT TRÊN LƯNG ( lần 2)
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Trẻ biết bò chui qua cổng để mang thức ăn về dữ trữ
- Trẻ thực hiện được vận động cơ bản: biết phối hợp chân nọ tay kia, khi bò mắt nhìn thẳng, lưng thẳng, không làm rơi bao gạo
- Trẻ ngoan, hứng thú hoạt động. Nghe và làm theo hướng dẫn của cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Túi gạo đủ cho trẻ
- Vẽ sẵn đội hình luyện tập
- Mũ kiến đủ cho trẻ
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
* Khởi động: Cô tập trung trẻ. Cô và trẻ làm đàn kiến rèn luyện sức khỏe
- Cô cho trẻ đội mũ kiến lên đầu, sau đó tập hợp thành vòng tròn, những chú kiến cùng nhau tập thể dục để có sức khỏe . Cho trẻ đi các kiểu đi khác nhau: đi kiễng gót, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm
* Trọng động
* Trọng động: Bài tập: Gà con
+ ĐT 1: Gà gáy (ò ó o)
+ ĐT2: Gà vỗ cánh (Hai tay giang ngang vố cánh)
+ĐT3: Gà mổ thóc (Cúi người xuống giả vờ mổ thóc: Tốc tốc …)
+DDT4: Gà nhảy ổ (Nhảy tại chỗ)
*VĐCB : KIẾN CON BÒ CHUI QUA CỔNG MANG VẬT TRÊN LƯNG
- Cô giới thiệu VĐCB : “Các con ơi! Mùa đông sắp đến, các chú kiến phải cùng nhau đi kiếm lương thực để dự trữ cho mùa đông. Nào chúng ta cùng bò chui qua cổng này mang thức ăn về dữ trữ nhé
- Cô mời một bạn đã được chuẩn bị trước lên thực hiện vận động. Trẻ đến vạch xuất phát. Cô giúp trẻ đặt bao gạo trên lưng. Khi bò thì mắt phải nhìn thẳng, lưng thẳng, phối hợp tay chân nhịp nhàng, không làm rơi bao gạo. Khi bò đến cuối hang thì cầm bao gạo bỏ vào rổ
- Cô cho trẻ luyện tập dưới các hình thức cá nhân, tổ, nhóm…Cô động viên và khen trẻ và sửa sai cho trẻ kịp thời. Hỏi trẻ tên vận động cơ bản
*Hồi tĩnh: Cô và trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng
- Kết thúc trò chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
Thứ ba, ngày 12 tháng 03 năm 2024
BÉ TRÒ CHUYỆN VỀ CON GÀ MÁI – CON VỊT
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhận biết con gà mái, con vịt, tiếng kêu và một số bộ phận con gà mái và con vịt với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ gọi tên được và một số bộ phận nổi bật, tiếng kêu của con gà mái, con vịt, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
II. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh gà, vịt
- Đàn vịt con
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện về “Con gà, con vịt”
- Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ nghe nhạc bài “Đàn vịt con”
- Cô hỏi trẻ : Các con vừa nghe bài hát nói về con gì?
- Các con đã biết con vịt như thế nào chưa? Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem con vịt như thế nào nhé!
- Cô dẫn trẻ đến màn hình máy laptop và chiếu cho trẻ xem hình con vịt
+ Cô lần lượt hỏi trẻ về tiếng kêu, gọi tên con vịt, chỉ vào các bộ phận của con vịt (Mắt, đầu, mình, chân) cho trẻ gọi tên (Chú ý rèn cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con vịt đẻ trứng, trứng vịt ăn rất ngon và bổ
- Cô mở tiếng kêu con gà mái và cho trẻ đoán đó là tiếng kêu của con gì?
- Cô cho trẻ xem con gà mái trên màn hình, cho trẻ gọi tên con gà, giả tiếng kêu
- Cô chỉ vào các bộ phận : Đầu gà, mắt gà, chân gà, … cho trẻ gọi tên . (Chú ý rèn luyện cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con gà mái cũng đẻ trứng, trứng gà ăn ngon và bổ
* Trò chơi củng cố: Đoán xem con gì biến mất
- Cô xuất hiện lần lượt từng con vật cho trẻ gọi tên
- Cô cho lần lượt từng con vật biến mất và trẻ đoán xem con gì vừa biến mất
- Cô nói: Gà và vịt đều là vật nuôi trong gia đình, thịt, trứng gà, vịt, đều ăn ngon và bổ.
+ Giáo dục trẻ chăm sóc cho gà vịt ăn và không được chọc phá gà vịt
* Kết thúc: cô cho trẻ chơi “Gà mái, vịt kêu”
- Cô nói gà mái kêu, trẻ cục tác… cục tác và làm động tác vỗ cánh, giả ngồi xổm đẻ trứng
- Cô nói vịt kêu, trẻ kêu cạp...cạp và giả tướng đi của con vịt lạch bạch. Trẻ chơi 2-3 lần)
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
……….....................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 13 tháng 03 năm 2024
Nghe nhạc- Nghe hát “CON GÀ TRỐNG”
Nội dung kết hợp: CHƠI VỚI NHẠC CỤ
(Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết tên bài hát: “Con gà trống”.Trẻ biết tên các nhạc cụ: Xắc xô, thanh gõ cùng cô
- Trẻ lắc lư, hưởng ứng theo bài hát, chơi được các nhạc cụ: Gõ to- nhỏ theo cô
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động NN- NH “Con gà trống” cùng cô
II. CHUẨN BỊ
- Đàn, máy hát, các loại nhạc cụ ( xắc xô, thanh gõ) đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Chơi với nhạc cụ
- Cô vỗ xắc xô tập trung trẻ. Cô hỏi trẻ: Cô đang cầm nhạc cụ gì? cho trẻ lấy xắc xô về chỗ ngồi
- Cô hỏi trẻ: Con có nhạc cụ gì?( Cô cho trẻ gọi tên và nhắc lại)
- Cô cho trẻ chơi, vỗ to, vỗ nhỏ
- Cô hỏi:
+ Vỗ mạnh nghe âm thanh nhỏ hay to?
+ Vỗ nhẹ nghe âm thanh to hay nhỏ?
- Cô cho trẻ bỏ xắc xô vào rổ và xuất hiện thanh gõ
- Hỏi trẻ nhạc cụ gì?
- Cô cho trẻ gõ mạnh, nhẹ và hỏi trẻ âm thanh phát ra nghe to-nhỏ
- Cô nói: Các loại nhạc cụ dùng để đệm khi hát nghe rất hay. Có một loại nhạc cụ khác cũng dùng để đệm khi hát nữa, bây giờ các con xem đó là nhạc cụ nào nhé!
* Hoạt động 2: Nghe nhạc, nghe hát “ Con gà trống”
- Cô cho trẻ sờ đàn, cô đàn và hát cho trẻ nghe, cô giới thiệu tên bài hát “Con gà trống” (sưu tầm)
- Cô hát lần 2, giới thiệu nội dung và tính chất bài hát: Bài hát nói về con gà trống, con gà trống có cái mào đỏ, chân có cửa, khi gà trống gáy ò ó o” bài hát rất vui nhộn, nhịp nhàng
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp múa minh họa theo bài hát.
- Kết thúc: cô mở nhạc bài hát và khuyến khích trẻ hưởng ướng cùng cô
Thứ năm, ngày 14 tháng 03 năm 2024
BÉ XẾP CHUỒNG CHO GÀ
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết các khối gỗ dùng để xếp chuồng gà theo cô
- Trẻ xếp được chuồng cho bạn gà
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động xếp chuồng gà, không tranh giành đồ chơi với bạn
II. CHUẨN BỊ
- Gỗ đủ cho cô và trẻ (các khối gỗ hình vuông)
- Con gà bằng nhựa
- Băng nhạc
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ: Chơi trò chơi "Mưa to - Mưa nhỏ"
Mưa nhỏ cô cho trẻ vỗ tay nhỏ, mưa to cô cho trẻ vỗ tay to, sấm chớp cô cho trẻ dậm chân nói "ầm ầm". Sau đó cô cho bạn Gà xuất hiện và nói (Hôm qua trời mưa rất là to, gió thổi ào ào đã làm đổ chuồng của bạn Gà rồi. Vậy cô cháu mình cùng lấy gỗ để xếp chuồng cho bạn gà nhé !)
* Hoạt động: Xếp chuồng gà
Cô hỏi trẻ đã lấy được những gỗ gì?
- Gỗ dùng để làm gì?
- Gỗ có màu gì?
- Sau đó cô và trẻ cùng xếp. Cô vừa xếp vừa nói "cô đặt khối gỗ vuông xuống trước, sau đó cô lấy khối gỗ vuông thứ 2 xếp sát cạnh khối vuông thứ 1 và lấy khối vuông thứ 2 xếp sát cạnh khối vuông thứa 3… cứ thế xếp sát cạnh nhau lại thành một cái chuồng hình vuông khép kín"
- Khi trẻ xếp xong cô hỏi: Trẻ vừa xếp gì? Chuồng để làm gì?
- Mỗi trẻ lấy một bạn Gà, để trẻ dẫn bạn Gà vào chuồng mới. Cô giáo dục trẻ
* Kết thúc hoạt động: Cô mở nhạc bài “ Một tay đẹp” Cô và trẻ cùng vận động theo lời bài hát.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
Thứ sáu, ngày 15 tháng 03 năm 2024
NGHE KỂ CHUYỆN: “BÉ CHO GÀ VỊT ĂN”
(Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật cùng cô.
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản của cô, thích thú khi chơi trò chơi
- Trẻ ngoan tham gia hoạt động tích cực.
II. CHUẨN BỊ
- Giaó án điện tử
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt đọng 1: Nghe kể chuyện “Bé cho gà vịt ăn”
- Cô tập trung trẻ cho trẻ nghe tiếng gà vịt kêu
- Cô hỏi trẻ gà vịt đói bụng chúng ta phải làm sao cho gà vịt no bụng ? (Cho gà vịt ăn)
- Cô dẫn dắt trẻ đến câu chuyện “Bé cho gà vịt ăn”
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm, hỏi trẻ tên câu chuyện, nội dung câu chuyện:” câu chuyện kể về 1 bạn tên bé Lan đã biết giúp mẹ làm gì? (chăm sóc cho gà vịt ăn)
- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần nữa
* Đàm thọai:
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Bé cho gà vịt ăn)
+ Nhà bạn Lan nuôi những con gì? (Nuôi gà, vịt)
+ Bé Lan đã làm gì? (Cho gà vịt ăn)
+ Gà mổ thóc kêu như thế nào? (Tốc tốc tốc)
- Cô cho trẻ nghe lại 1 lần nữa kết hợp giáo dục trẻ: Nhà bạn nào có nuôi gà vịt, nhớ chăm sóc cho gà vịt ăn và không nghịch phá gà vịt nhé
(Hỏi trẻ lại tên câu chuyện)
- Cô và trẻ cùng kể và làm điệu bộ theo câu chuyện
*Kết thúc hoạt động : Chơi trò chơi: Gà gáy- vịt kêu
- Cô gọi tên gà trống – trẻ gáy ò…ó..o
- Cô gọi tên “Gà mái” – trẻ “Cục ..cục ..cục..”
- Cô gọi tên con vịt- trẻ kêu cạc… cạc…( Chơi vài lần cùng cô)
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3: NHỮNG CON VẬT GẦN GŨI
Thời gian thực hiện từ ngày 18/03/2024 đến 22/03/2024
Thứ
Hoạt động
|
Thứ hai
|
Thứ ba
|
Thứ tư
|
Thứ năm
|
Thứ sáu
|
Đón trẻ- chơi - thể dục sáng
|
Cô tiếp tục trò chuyện với trẻ về các con vật quen thuộc
Tập bài: Gà con (Tập theo nhạc của trường)
* Khởi động:Trẻ đi quanh phòng theo cô
* Trọng động: Mỗi động tác tập 3 - 4 lần
- Động tác 1 (Hít thở): Gà gáy ò ó o…
- Động tác 2 (Tay): Hai tay giang ngang vỗ cánh
- Động tác 3 (Bụng): Cúi người xuống giả vờ mổ thóc “Tốc tốc …”
- Động tác 4 (Chân): Nhảy tại chỗ
* Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng
|
Chơi tập
|
Xâu thức ăn cho gà
|
Trò chuyện về con gà trống, con vịt
|
NN-NH: Một con vịt
|
Nghe đọc thơ: Chú gà con
|
Bé biết gì về con mèo - con chó
|
Chơi - hoạt động ở các góc
|
- Âm nhạc: Nghe các bài hát về các con vật: Một con vịt, con gà trống, đàn gà trong sân, thương con mèo…(Bài hát dân ca. Cò lả, con cò cánh trắng…)
- Bé khéo tay : Xếp chuồng con gà, vịt, xâu thức ăn…
- Thư viện: Xem các loại tranh truyện về con vật nuôi
- Phân vai: Trẻ chơi bế em, bán thức ăn cho con vật, bác sĩ thú y…
- Chơi động: Trẻ trườn tới đích, chơi xe, các loại đồ chơi có trong lớp
|
Chơi ngoài trời
|
- QS vườn cổ tích
- TC: Tạo dáng con vật, gà trong vườn rau
- Chơi tự do
|
- QS con vật trong sân trường
TC: Thi chọn nhanh, làm theo cô
- Chơi tự do
|
- QS thời tiết
TC: Tìm con vật, Chăm sóc con vật
- Chơi tự do
|
- QS vườn cổ tích
TC: Đuổi gà, bắt chước tiếng kêu con vật
- Chơi tự do
|
- QS Con gà góc Thiên nhiên
TC: Chọn con vật to- nhỏ, Cho gà ăn
- Chơi tự do
|
Ăn - ngủ- vs cá nhân
|
- Cô vệ sinh cho trẻ trước và sau khi đi vệ sinh, tập trẻ ngồi vào bàn ăn, uống nước, dỗ cho trẻ ngủ đủ giấc, (Đọc thơ: Giờ đi ngủ, nghe đĩa hát ru, dân ca…)
|
Chơi - hoạt động theo ý thích
|
Xem vide rửa tay
|
Làm theo lời bài hát với cô
|
Nghe đố các loại con vật
|
Thơ: Chú gà con
|
Tập gọi tên cô, bạn, ạ, dạ...
|
Chơi, Trả trẻ
|
- Nghe các bài hát về con vật. Tập chỉ và gọi tên bạn ra về
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ chuẩn bị ra về
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ hai, ngày 18 tháng 03 năm 2024
BÉ XÂU THỨC ĂN CHO GÀ
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết dây dùng để xâu thức ăn cho gà cùng cô
- Trẻ cầm được dây xâu qua lỗ hạt thóc
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động xâu thức ăn cho gà
II. CHUẨN BỊ
- Dây , hạt thóc đủ cho cô và trẻ
- Máy hát -Băng nhạc
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ: Cô tập trung trẻ và dẫn trẻ đi chơi. Bỗng nghe tiếng gà kêu
- Cô hỏi trẻ: Con gì kêu?
+ Vì sao nó kêu (Vì gà đói)
+ Gà ăn gì? (Ăn thóc)
- Cô nói “Các chú gà đang bị đói bây giờ chung ta cùng đi tới nhặt những hạt thóc này rồi xâu lại mang về cho các chú gà ăn”
* Hoạt động: Xâu hạt thóc
- Cô nói: Muốn xâu được hạt thóc chúng ta phải có gì? (Dây) Cô phát dây cho trẻ và yêu cầu trẻ nhặt những hạt thóc đem xâu lại từng xâu
- Cô vừa làm vừa giải thích: (tay cầm bát cô cầm một đầu dây, không dài quá, tay cầm muỗng cô cầm hạt thóc, không che lỗ để xâu, và cô xâu hạt thóc vào dây, rồi cô lại xâu hạt thóc khác) Trẻ cùng làm theo cô, vừa làm cô vừa theo dõi động viên khuyến khích trẻ, trẻ nào xâu không được cô cầm tay giúp trẻ.
- Trẻ xâu xong cô hỏi : con vừa xâu gì? Xâu hạt thóc vào đâu?
+ Xâu hạt thóc để làm gì?
- Cô cột dây lại và cho trẻ đem hạt thóc vừa xâu được đến cho gà ăn
*Kết thúc hoạt động: Cô mở nhạc bài: “ Đàn gà trong sân” Cô và trẻ cùng vận động 2-3 lần
- Trẻ vận động cùng cô 2-3 lần.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
- Kiến thức kỹ năng của trẻ
Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2024
BÉ TRÒ CHUYỆN VỀ CON GÀ TRỐNG – CON VỊT
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhận biết con gà trống, con vịt, tiếng kêu và một số bộ phận con gà trống và con vịt với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ gọi tên được và một số bộ phận nổi bật, tiếng kêu của con gà trống, con vịt, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
II. CHUẨN BỊ
- Laptop có hình ảnh gà, vịt
- Đàn vịt con
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện về “Con gà trống, con vịt”
- Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ nghe nhạc bài “Con gà trống”
- Cô hỏi trẻ : Các con vừa nghe bài hát nói về con gì?
- Các con đã biết con gà trống như thế nào chưa? Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem con gà trống như thế nào nhé!
- Trẻ đến màn hình và chiếu cho trẻ xem hình con gà trống
+ Cô lần lượt hỏi trẻ về tiếng kêu, gọi tên con gà trống, chỉ vào các bộ phận của con gà trống (Mắt, đầu, mào, mình, chân ) cho trẻ gọi tên (Chú ý rèn cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con gà trống gáy thức chúng ta ngủ dậy sớm hơn
- Cô mở tiếng kêu con vịt và cho trẻ đoán đó là tiếng kêu của con gì?
- Cô cho trẻ xem con vịt trên màn hình, cho trẻ gọi tên con vịt, giả tiếng kêu
- Cô chỉ vào các bộ phận: Đầu, mắt, chân, … cho trẻ gọi tên. (Chú ý rèn luyện cho trẻ nói đúng từ)
- Cô nói cho trẻ biết con vịt đẻ trứng, trứng vịt ăn rất ngon và bổ
* Trò chơi củng cố: Đoán xem con gì biến mất
- Cô xuất hiện lần lượt từng con vật cho trẻ gọi tên
- Cô cho lần lượt từng con vật biến mất và trẻ đoán xem con gì vừa biến mất
- Cô nói: Gà trống gáy rất hay để thức mọi người dạy sớm, con vịt đều là vật nuôi trong gia đình, thịt, trứng vịt, đều ăn ngon và bổ.
+Giáo dục trẻ chăm sóc cho gà vịt ăn và không được chọc phá gà vịt
*Kết thúc cô cho trẻ chơi: Tạo dáng con vật
- Cô nói gà trống gáy, trẻ ò ó o… và làm động tác vỗ cánh
- Cô nói vịt kêu, trẻ kêu cạp...cạp và giả tướng đi của con vịt lạch bạch
( Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần)
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
……….....................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 20 tháng 03 năm 2024
NGHE NHẠC - NGHE HÁT “MỘT CON VỊT”
NDKH “CHƠI VỚI NHẠC CỤ”
(Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết tên bài hát “Một con vịt”. Trẻ biết tên các nhạc cụ: Xắc xô, thanh gõ
- Trẻ hưởng ứng theo bài hát, chơi được các nhạc cụ: Gõ to- nhỏ
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động NN- NH “Một con vịt”
II. CHUẨN BỊ
- Đàn, máy hát, các loại nhạc cụ ( xắc xô, thanh gõ) đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ: Cô tập trung trẻ và cho trẻ nghe tiếng gà trống gáy
- Cô hỏi trẻ: Con gì gáy?
* Hoạt động 1: Nghe nhạc – nghe hát “Một con vịt”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Hỏi trẻ tên bài hát gì?
- Cô hát lần 2, giới thiệu nội dung và tính chất bài hát: Bài hát nói về con vịt, tiếng kêu của nó “cạp, cạp, cạp…” vịt thích bơi dưới nước… bài hát rất vui nhộn, nhịp nhàng
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp múa minh họa theo bài hát, và khuyến khích trẻ hưởng ướng cùng cô
* Hoạt động 2: Chơi với nhạc cụ
- Cô vỗ xắc xô. Cô hỏi trẻ: Cô đang cầm nhạc cụ gì? cho trẻ lấy xắc xô về chỗ ngồi
- Cô hỏi trẻ: Con có nhạc cụ gì?( Cô cho trẻ gọi tên và nhắc lại)
- Cô cho trẻ chơi, vỗ to, vỗ nhỏ. Đồng thời hỏi trẻ:
+ Vỗ mạnh nghe âm thanh nhỏ hay to?
+ Vỗ nhẹ nghe âm thanh to hay nhỏ
- Cô cho trẻ bỏ xắc xô vào rổ và xuất hiện thanh gõ
- Hỏi trẻ nhạc cụ gì?
- Cô cho trẻ gõ mạnh, nhẹ và hỏi trẻ âm thanh phát ra nghe to-nhỏ
- Cô nói: Các loại nhạc cụ dùng để đệm khi hát nghe rất hay.
- Cô và trẻ vừa gõ vừa hát bài “Một con vịt”. Kết thúc
* Đánh giá trẻ hàng ngày
Thứ năm, ngày 21 tháng 03 năm 2024
NGHE ĐỌC THƠ: CHÚ GÀ CON
(Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhận biết tên bài thơ “ Chú gà con” với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ tập đọc theo cô được từ cuối, chú ý lắng nghe cô đọc thơ, chơi được trò chơi cùng cô
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động nghe cô đọc thơ “Chú gà con”
II. CHUẬN BỊ
- Thức ăn cho gà
- Mô hình chuồng gà
- Nội dung bài thơ: “Chú gà con
Kêu chíp chíp
Chạy thep mẹ
Đi tìm mồi
Khi tối trời
Về nhà ngủ”
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ:
- Cô tập trung trẻ và cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối- trời sáng”.
- Dẫn trẻ lại chuồng gà cho trẻ quan sát
* Hoạt động: Nghe đọc thơ “ Chú gà con”
- Cô đọc luôn bài thơ và giới thiệu tên bài thơ.
- Cô đọc lại cho trẻ nghe lần nữa giới thiệu nội dung bài thơ: “Chú gà con kêu chíp chíp, chạy thep mẹ, đi tìm mồi, khi tối trời về nhà ngủ”
- Cô đọc lại cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ đọc cùng cô dưới nhiều hình thức khác nhau
- Cô đọc lại, hỏi trẻ tên bài thơ và giáo dục trẻ: Các con phải biết chăm sóc cho gà ăn để gà chóng lớn nhé
* Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ cầm thức ăn đến chăm sóc gà
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe của trẻ
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
- Kiến thức kỹ năng của trẻ:
Thứ sáu, ngày 22 tháng 03 năm 2024
NHẬN BIẾT CON CHÓ- CON MÈO
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhận biết con chó, con mèo, tiếng kêu và một số bộ phận con chó, con mèo với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ gọi tên được và một số bộ phận nổi bật, tiếng kêu của con chó, con mèo, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
II. CHUẨN BỊ
- Laptop có hình ảnh con chó, con mèo
- Chú mèo con
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện về “con chó, con mèo”
- Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ nghe nhạc bài “Chú mèo con”
- Cô hỏi trẻ : Các con vừa nghe bài hát nói về con gì?
- Các con đã biết con mèo như thế nào chưa? Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem con mèo như thế nào nhé!
- Cô dẫn trẻ đến màn hình máy laptop và chiếu cho trẻ xem hình con mèo
+ Cô lần lượt hỏi trẻ về tiếng kêu, gọi tên con mèo, chỉ vào các bộ phận của con mèo (Mắt, đầu, tai, mình, chân ), trẻ gọi tên (Chú ý rèn cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con mèo rất ngon, giúp chúng ta bắt chuột
- Cô mở tiếng sủa con chó và cho trẻ đoán đó là tiếng kêu của con gì?
- Cô cho trẻ xem con chó trên màn hình, cho trẻ gọi tên con chó, giả tiếng kêu
- Cô chỉ vào các bộ phận: Đầu, mắt, chân,… cho trẻ gọi tên. (Chú ý rèn luyện cho trẻ nói đúng từ)
- Cô nói cho trẻ biết con giúp chúng ta canh gác nhà cửa
* Trò chơi củng cố: Chọn đúng hình
- Cô bỏ hình con chó, con mèo và con gà lẫn lộn
- Yêu cầu trẻ chọn đúng hình con chó, con mèo giúp cô
- Trẻ chọn xong cô hỏi trẻ: Con chọn được con gì?
+Giáo dục trẻ chăm sóc cho con chó con mèo, và không được chọc phá con chó, con mèo
*Kết thúc cô cho trẻ chơi: Tạo dáng con vật
- Cô nói mèo kêu, trẻ meo meo meo… và làm động tác bò bò
- Cô nói chó sủa, trẻ gâu gâu gâu và giả tướng bò của con chó.
- Trẻ chơi 2-3 lần. Kết thúc
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
……….....................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 4: ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ 4 CHÂN
Thời gian thực hiện từ ngày 25/03/2024 đến 29/03/2024
Thứ
Hoạt động
|
Thứ hai
|
Thứ ba
|
Thứ tư
|
Thứ năm
|
Thứ sáu
|
Đón trẻ- chơi - thể dục sáng
|
Cô tiếp tục trò chuyện với trẻ về các con vật quen thuộc
Tập bài: Gà con (Tập theo nhạc của trường)
* Khởi động:Trẻ đi quanh phòng theo cô
* Trọng động: Mỗi động tác tập 3 - 4 lần
- Động tác 1 (Hít thở): Gà gáy ò ó o…
- Động tác 2 (Tay): Hai tay giang ngang vỗ cánh
- Động tác 3 (Bụng): Cúi người xuống giả vờ mổ thóc “Tốc tốc …”
- Động tác 4 (Chân): Nhảy tại chỗ
* Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng
|
Chơi tập
|
Bò trườn về phía trước
|
Tập trẻ xếp gối
|
Bé biết gì về con mèo - con chó
|
Nghe đọc thơ: Chú gà con
|
TC về những con vật nuôi
|
Chơi - hoạt động ở các góc
|
- Âm nhạc: Nghe các bài hát về các con vật: Một con vịt, con gà trống, đàn gà trong sân, thương con mèo…(Bài hát dân ca. Cò lả, con cò cánh trắng…)
- Bé khéo tay : Xếp chuồng con gà, vịt, xâu thức ăn…
- Thư viên: Xem các loại tranh truyện về con vật nuôi
-Phân vai: Trẻ chơi bế em, bán thức ăn cho con vật, bác sĩ thú y…
- Chơi đông: Trẻ trườn tới đích, chơi xe, các loại đồ chơi có trong lớp
|
Chơi ngoài trời
|
- QS vườn cổ tích
- TC: Tạo dáng con vật, gà trong vườn rau
- Chơi tự do
|
- QS con vật trong sân trường
- TC: Thi chọn nhanh, làm theo cô
- Chơi tự do
|
- QS thời tiết
- TC: Tìm con vật, Chăm sóc con vật
- Chơi tự do
|
- QS vườn cổ tích
- TC: Đuổi gà, bắt chước tiếng kêu con vật
- Chơi tự do
|
- QS Con gà góc Thiên nhiên
- TC: Chọn con vật to- nhỏ, Cho gà ăn
- Chơi tự do
|
Ăn - ngủ- vs cá nhân
|
- Cô vệ sinh cho trẻ trước và sau khi đi vệ sinh, tập trẻ ngồi vào bàn ăn, uống nước, dỗ cho trẻ ngủ đủ giấc, (Đọc thơ: Giờ đi ngủ, nghe đĩa hát ru, dân ca…)
|
Chơi - hoạt động theo ý thích
|
Xem vide rửa tay
|
Làm theo lời bài hát với cô
|
Nghe đố các loại con vật
|
Thơ: Chú gà con
|
Tập gọi tên cô, bạn, ạ, dạ...
|
Chơi, Trả trẻ
|
- Nghe các bài hát về con vật. Tập chỉ và gọi tên bạn ra về
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ chuẩn bị ra về
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ hai, ngày 25 tháng 03 năm 2024
BÒ TRƯỜN VỀ PHÍA TRƯỚC
(Lĩnh vực phát triển vận động)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nói theo cô tên bài tập “Bò trườn về phía trước”.
- Trẻ bò bằng hai tay và hai chân chân, mắt nhìn thẳng, phối hợp chân tay bò trườn tới đích.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động
II. CHUẨN BỊ
- Địa điểm tập an toàn
- Mô hình động vật nuôi
III. TIẾN HÀNH
* Khởi động
- Cô tập trung trẻ đi các kiểu đi theo cô
* Trọng động: Bài tập “Gà con”
+ Gà gáy (ò ó o)
+ Gà vỗ cánh (Hai tay giang ngang vố cánh)
+ Gà mổ thóc (Cúi người xuống giả vờ mổ thóc: Tốc tốc …)
+ Gà nhảy ổ (Nhảy tại chỗ)
VĐCB “Bò trườn về phía trước ”
Cô tập mẫu:
+ Lần 1: Không phân tích
+ Lần 2: Kết hợp phân tích động tác:
Tư thế chuẩn bị: "Nằm sấp, duỗi thẳng hai chân. Hai tay đặt sát vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh, trườn kết hợp chân nọ tay kia đạp mạnh trườn thẳng về phía trước. Chú ý trong khi trườn phải nằm sát người xuống sàn"
* Trẻ thực hiện
- Lần 1:
+ Hai trẻ khá lên thực hiện trước ( Cô cùng cả lớp quan sát và nhận xét)
+ Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện ( Mỗi trẻ thực hiện 2 lần, cô quan sát, giúp đỡ trẻ yếu)
- Lần 2 : Cho trẻ trườn dưới hình thức thi đua
+ Hai tổ sẽ thi đua với nhau xem đội nào trong thời gian một bản nhạc lấy được nhiều đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội nhất thì thắng cuộc.
+ Cô kiểm tra kết quả và động viên, khuyến khích trẻ.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo nhẹ nhàng
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………..................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 26 tháng 03 năm 2024
BÉ TẬP XẾP GỐI
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết xếp gối lên nệm để chuận bị giờ ngủ, sau khi ngủ dậy lấy gối cất vào kho với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ xếp được gối lên nệm, lấy gối cất vào kho với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động xếp gối
II. CHUẨN BỊ
- Cô trãi nệm sẵn
- Gối đủ cho số nệm đã trãi
- Thuộc bài đồng dao “ Tay đẹp”, “Giặt gối phơi khô”
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Xếp và cất gối
Cô tập trung trẻ lại và đọc bài “ Tay đẹp”
Một tay đẹp
Hai tay đẹp
Tay Cầm thìa
Tay Cầm bát
Tay Xép gối
Tay Gấp khăn
Tay chải răng
Tay mặc đồ
Tay của các con biết làm được rất nhiều việc đó, Hôm nay cô sẽ cho các con tập xếp gối lên nệm để ngủ nhé.
*Cô hướng dẫn: Muốn ngủ ngon giấc các con phải chú ý nghe cô dặn cách xếp gối sao cho khi ngủ các bạn không đạp lên đầu, lên người của mình nhé
- Các con xếp đối đầu 2 gối lại với nhau (Cô vừa nói, vừa làm cho trẻ xem)
- Xếp gối đủ cho các nệm là xong
- Cô mời 1, 2 bạn lên xếp cho các bạn xem
- Cô tiến hành cho trẻ thực hiện.Tiếp theo cô cho trẻ nằm lên gối
- Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ lấy gối trên nệm đi cất vào kho (trong quá trình trẻ đi cất gối cô theo dõi nhắc trẻ xếp ngay ngắn )
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Giặt gối phơi khô”
- Cách chơi: Cho 2 trẻ nắm tay với nhau vừa đọc bài đồng dao “Giặt gối phơi khô, trời mưa cất lại đêm nằm xếp ra”
- Cứ mỗi câu trẻ lắc tay qua lại đến câu cuối cùng thì thả tay ra, trò chơi tiếp tục vài lần
* Kết thúc: Cô khen trẻ, động viên trẻ hoạt động tốt ở các hoạt động sau
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………..................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 27 tháng 03 năm 2024
NHẬN BIẾT CON CHÓ- CON MÈO
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhận biết con chó, con mèo, tiếng kêu và một số bộ phận con chó, con mèo cùng cô
- Trẻ gọi tên được và một số bộ phận nổi bật, tiếng kêu của con chó, con mèo, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
II. CHUẨN BỊ
- Laptop có hình ảnh con chó, con mèo
- Chú mèo con
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ:
- Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ nghe nhạc bài “Chú mèo con”
- Cô hỏi trẻ: Các con vừa nghe bài hát nói về con gì?
- Các con đã biết con mèo như thế nào chưa? Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem con mèo như thế nào nhé!
* Hoạt động 1: Trò chuyện về “Con chó, con mèo”
- Cô dẫn trẻ đến màn hình máy laptop và chiếu cho trẻ xem hình con mèo
+ Cô lần lượt hỏi trẻ về tiếng kêu, gọi tên con mèo, chỉ vào các bộ phận của con mèo (Mắt, đầu, tai, mình, chân ) cho trẻ gọi tên (Chú ý rèn cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con mèo rất ngon, giúp chúng ta bắt chuột
- Cô mở tiếng sủa con chó và cho trẻ đoán đó là tiếng kêu của con gì?
- Cô cho trẻ xem con chó trên màn hình, cho trẻ gọi tên con chó, giả tiếng kêu
- Cô chỉ vào các bộ phận : Đầu, mắt, chân, … cho trẻ gọi tên . (Chú ý rèn luyện cho trẻ nói đúng từ)
- Cô giới thiệu cho trẻ biết con giúp chúng ta canh gác nhà cửa.
* Trò chơi củng cố: Chọn đúng hình
- Cô bỏ hình con chó, con mèo và con gà lẫn lộn
- Yêu cầu trẻ chọn đúng hình con chó, con mèo giúp cô
- Trẻ chọn xong cô hỏi trẻ: Con chọn được con gì?
- Giáo dục trẻ chăm sóc cho con chó con mèo, và không được chọc phá con chó, con mèo
*Kết thúc cô cho trẻ chơi: Tạo dáng con vật
- Cô nói mèo kêu, trẻ meo meo meo… và làm động tác bò bò
- Cô nói chó sủa, trẻ gâu gâu gâu và giả tướng bò của con chó
- Trẻ chơi 2 - 3 lần. Kết thúc
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………..................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 28 tháng 03 năm 2024
NGHE ĐỌC THƠ: CHÚ GÀ CON
(Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Chú gà con” cùng cô
- Trẻ tập đọc theo cô được từ cuối, chú ý lắng nghe cô đọc thơ, chơi được trò chơi cùng cô
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động nghe cô đọc thơ “Chú gà con”
II. CHUẨN BỊ
- Thức ăn cho gà
- Mô hình chuồng gà
- Nhạc “Đàn gà trong sân”
- Nội dung bài thơ: “Chú gà con
Kêu chíp chíp
Chạy thep mẹ
Đi tìm mồi
Khi tối trời
Về nhà ngủ”
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ:
- Cô tập trung trẻ và cho trẻ chơi trò chơi “ Trời tối- trời sáng”.
- Dẫn trẻ lại chuồng gà cho trẻ quan sát
* Hoạt động: Nghe đọc thơ “ Chú gà con”
- Cô đọc luôn bài thơ và giới thiệu tên bài thơ.
- Cô đọc lại cho trẻ nghe lần nữa giới thiệu nội dung bài thơ: “Chú gà con kêu chíp chíp, chạy thep mẹ, đi tìm mồi, khi tối trời về nhà ngủ”
- Cô đọc lại cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ đọc cùng cô dưới nhiều hình thức khác nhau
- Cô đọc lại, hỏi trẻ tên bài thơ và giáo dục trẻ: Các con phải biết chăm sóc cho gà ăn để gà chóng lớn nhé
* Kết thúc hoạt động: Cô mở nhạc “Đàn gà trong sân” và cho trẻ cầm thức ăn đến chăm sóc gà
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 20224
TRÒ CHUYỆN VỀ NHỮNG CON VẬT NUÔI
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết con chó, con mèo, con gà, con vịt, tiếng kêu và một số bộ phận của các con vật cùng cô
- Trẻ gọi tên được và một số bộ phận nổi bật, tiếng kêu của con chó, con mèo, con gà, con vịt, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
II. CHUẨN BỊ
- Laptop có hình ảnh con chó, con mèo, con gà, con vịt
- Nhạc: Một con vịt
III. CÁCH TIẾN HÀNH
*HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện về “con chó, con mèo, con gà, con vịt”
- Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ nghe nhạc bài “Một con vịt”
- Cô hỏi trẻ : Các con vừa nghe bài hát nói về con gì?
- Các con đã biết con vịt như thế nào chưa? Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem con vịt như thế nào nhé!
- Cô dẫn trẻ đến màn hình máy laptop và chiếu cho trẻ xem hình con vịt
+ Cô lần lượt hỏi trẻ về tiếng kêu, gọi tên con vịt, chỉ vào các bộ phận của con vịt (Mắt, đầu, mình, chân ) cho trẻ gọi tên (Chú ý rèn cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con vịt đẻ trứng rất nhiều, thịt vịt, trứng ăn rất bổ dưỡng
- Tương tự cô mở hình con gà, con chó, con mèo và hỏi trẻ
* Trò chơi củng cố: Chọn đúng hình
- Cô bỏ hình con chó, con mèo, con vịt và con gà lẫn lộn
- Yêu cầu trẻ chọn đúng hình theo cô giơ lên
- Cô nói: Chọn con gà. Trẻ chọn con gà giơ lên và nói con gà
+Giáo dục trẻ các con vật nuôi rất lợi ích cho chúng ta, nên phải biết chăm sóc cho các con vật và không được chọc phá con vật
*Kết thúc cô cho trẻ chơi: Tạo dáng con vật
- Cô nói mèo kêu, trẻ meo meo meo… và làm động tác bò bò
- Cô nói chó sủa, trẻ gâu gâu gâu và giả tướng bò của con chó
- Gà gáy, trẻ ò ó o… giả vờ vỗ cánh
- Con vịt kêu. Trẻ cạp cạp cạp…giả đi lạch bạch như con vịt
- Trẻ chơi 2-3 lần
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………..................................................................................................................................................................................................................................................
BGH Duyệt
Hà Thị Hồng Tuyên
|
Tổ trưởng tổ CM
Nguyễn Thị Khuyên
|
Giáo viên
Hoàng Thị Phương
|
NGHE KỂ CHUYỆN “BÉ CHO GÀ VỊT ĂN”
(Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)
I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật cùng cô
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản của cô, thích thú khi chơi trò chơi
- Trẻ ngoan tham gia hoạt động tích cực, tưới cây hàng ngày để cây mau lớn.
II. CHUẨN BỊ
- Giaó án điện tử
- Sa bàn gà vịt
- Thức ăn gà vịt
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ: Cô tập trung trẻ cho trẻ nghe tiếng gà vịt kêu
- Cô hỏi trẻ?
+ Con gì kêu?
+ Gà vịt đói bụng chúng ta phải làm sao cho gà vịt no bụng ? (Cho gà vịt ăn)
- Cô dẫn dắt trẻ đến câu chuyện “Bé cho gà vịt ăn”
* Hoạt động: Nghe kể chuyện “Bé cho gà vịt ăn”
- Cô kể trẻ nghe lần 1 diễn cảm, hỏi trẻ tên câu chuyện, nội dung câu chuyện:” câu chuyện kể về 1 bạn tên bé Lan đã biết giúp mẹ làm gì? (chăm sóc cho gà vịt ăn)
- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần nữa. Đàm thọai:
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Bé cho gà vịt ăn)
+ Nhà bạn Lan nuôi những con gì? (Nuôi gà, vịt)
+ Bé Lan đã làm gì? (Cho gà vịt ăn)
+ Gà mổ thóc kêu như thế nào? (Tốc tốc tốc)
- Cô cho trẻ nghe lại 1 lần nữa kết hợp giáo dục trẻ: Nhà bạn nào có nuôi gà vịt, nhớ chăm sóc cho gà vịt ăn và không nghịch phá gà vịt nhé. (Hỏi trẻ lại tên câu chuyện)
- Cô và trẻ cùng kể và làm điệu bộ theo câu chuyện
*Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ đên lấy thức ăn và cho gà vịt ăn
KẾ HOẠCH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC
CHỦ ĐIỂM: “VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH”
Từ ngày 04/03/2024 đến ngày 29/03/2024
MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG
|
HOẠT ĐỘNG
|
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Dinh dưỡng-sức khỏe
- Mục tiêu 1: Trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt: giờ ngủ, vệ sinh, giờ ăn…
- Mục tiêu 2: Trẻ thể hiện một số nhu cầu ăn uống, vệ sinh bằng cử chỉ/lời nói.
- Mục tiêu 4: Trẻ biết một số hành động nguy hiểm và cách phòng tránh
2. Phát triển vận động
* Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Mục tiêu 5: Trẻ biết tập cùng cô các động tác phát triển nhóm cơ và hệ hô hấp nhịp nhàng
- Mục tiêu 6: Trẻ biết thực hiện các bài tập bò, chui tới đích
- Mục tiêu 9: Trẻ biết tập cử động các ngón tay, bàn tay phối hợp tay - mắt để xếp tháp, lồng hộp, xếp chồng các khối
|
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
1. Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt:
- Tập 1 số thói quen vệ sinh tốt:
+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
+ “Gọi” cô khi bị ướt bẩn.
+ Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Tập luyện 1 số thói quen vệ sinh tốt trong ăn uống và có nhu cầu gọi cô khi bị bẩn.
- Tập trẻ ăn, ngủ, vệ sinh theo thời gian biểu
- Tập ngồi vào bàn ăn.
- Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Có nhu cầu rửa tay, lau mặt khi bẩn.
- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe.
+ Làm quen với rửa tay, xếp gối
* Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh:
+ Không lấy những vật sắt nhọn chọt vào mắt, mũi, miệng …
+ Không bỏ hột hạt vào mũi, tai…
+ Không leo trèo cầu thang, cửa sổ
2. Phát triển vận động
* Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Động tác 1: Hô hấp
- Động tác 2: Tay
- Động tác 3: Bụng, lườn
- Động tác 4: Chân
* Tập luyện các kĩ năng VĐCB và PT các tố chất trong vận động
* Tập bò, trườn:
- Bò trườn tới đích
- Bò có vật trên lưng
3. Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt và sử dụng 1 số đồ dùng, dụng cụ
- Co duỗi, đan các ngón tay.
- Cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật.
- Lồng hộp tròn, vuông (3- 4 hộp)
- Tháo lắp, xâu vòng
- Xếp chồng 3 – 4 khối.
- Vạch các nét nguệch ngoạc bằng các ngón tay.
|
* Tập trẻ vệ sinh đúng nơi quy định
- Tập rửa tay khi tay bẩn
- Tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Chỉ hoặc gọi cô khi bị bẩn
- Ngồi vào bàn ăn ngay ngắn không làm đổ cơm, thức ăn
- Cầm ly nước uống không bỏ tay vào
- Tập trẻ ăn hết suất, không kén chọn thức ăn
- Lắng nghe cô giới thiệu các món ăn hằng ngày và giới thiệu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
- Tập uống nước không đổ ướt áo, quần
- Tập đi vệ sinh trước khi ăn và sau khi ăn xong, khi có nhu cầu
* Làm quen với rửa tay
- Rửa tay với sự hướng dẫn của cô
- Rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn
- Rửa tay và lau tay khô
- Xếp gối chuẩn bị giờ ngủ
- Xếp cất gối khi ngủ dậy
* Nhận biết một số hành động nguy hiểm:
+ Không lấy những vật sắt nhọn chọt vào mắt, mũi, miệng:
+ Không lấy dao, kéo, đinh, thép, que, cây chọt vào mắt, mũi, miệng bạn
+ Không lấy dao, kéo, đinh, thép, que, cây chọt vào mắt, mũi, miệng của mình
+ Chọn đồ chơi giúp cô
+ Xem video clip về các hành động nguy hiểm đã xảy ra để trẻ biết và cần nên tránh
2. Phát triển vận động
* Trẻ tập các động tác phát triển nhóm cơ và hệ hô hấp theo cô và theo nhạc của trường
- ĐT Hô hấp: Tập hít thở.
- ĐT tay: 2 tay dang ngang; 2 tay đưa ra trước
- ĐT bụng, lườn: cúi người về phía trước, tay chạm đầu gối; nghiêng người sang trái sang phải
- ĐT chân: lần lượt đưa từng chân ra trước.
* VĐCB
- Bò trườn về phía trước
- Bò chui qua cổng, có vật trên lưng
- Chơi trò chơi: Mèo và chim sẻ
+ Bắt chước tiếng kêu con vật
+ Chăm sóc con vật nuôi
+ Tìm con vật
+ Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
* Lật mở trang sách co duỗi ngón tay, nắm mở bàn tay…
- Chơi:
+ Lật quyển sách cùng cô
+ Mở trang sách giống cô
+ Gấp trang sách lại
+ Bỏ sách truyện lên kệ
+ Co các ngón tay lại
- Lồng hộp tròn, vuông (3- 4 hộp)
- Xếp chồng 3 – 4 khối
- Tháo lắp, xâu vòng.
|
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Mục tiêu 10: Trẻ biết phối hợp các giác quan để khám phá thế giới xung quanh, thích chơi với các đồ vật, đồ chơi
- Mục tiêu 14: Trẻ chỉ, gọi tên được 1 số con vật quen thuộc
- Mục tiêu 15: Trẻ có khả năng quan sát, bắt chước động tác, tiếng kêu con vật. Biết sử dụng đồ vật thay thế trong trò chơi
- Mục tiêu 16: Trẻ chỉ và lấy được con vật to hoặc nhỏ
|
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
1. Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác
- Tìm đồ chơi vừa mới cất dấu.
- Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh (Đồ chơi của bé đâu rồi, tiếng gõ cửa, tiếng chuông điện thoại, tiếng kêu con vật …)
- Sờ, nắn, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh.
- Phối hợp mắt-tay trong HĐ với đồ vật.
- Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật quen thuộc.
- Bắt chước động tác, tiếng kêu con vật. Biết sử dụng đồ vật thay thế trong trò chơi
- Kích thước to- nhỏ ( tìm, gọi tên và chỉ)
|
II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Tìm nơi âm thanh phát ra từ nhiều vị trí khác nhau.
- Đoán tên nhạc cụ
- Tiếng gì kêu
- Tìm con vật giúp cô
- Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
- Nghe âm thanh các nhạc cụ (to – nhỏ)
- Cô đang hát ở đâu?
- Sờ, nắn các đồ vật, đồ chơi
- Sờ, nắn con vật bằng nhựa
- Sờ, nắn các con vật bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau
- Xếp chuồng gà, vịt
+ Xếp thức ăn vào chuồng cho con vật
+Xếp các đồ chơi cùng cô
+ Xâu thức ăn cho con vật
+ Xâu các con vật bé thích
+ Xâu hoa tặng bà tặng mẹ
* Trò chuyện về các con vật quen thuộc: (Con gà, con vịt, con chó, con mèo...)
+ Gọi tên các con vật
+ Chơi chọn con vật
+ Con nào to hơn- nhỏ hơn
* Bắt chước tiếng kêu con vật
+ Gà gáy, vịt kêu...
+ Tìm con vật khi nghe tiếng kêu
+ Tạo dáng con vật
+ Gà vỗ cánh, gà gáy, gà mổ thóc
+ Chó nằm ngủ, chó sủa
+ Mèo chạy bắt chuột, mèo kêu...
* Chọn con vật giúp cô
+ Con nào to hơn - nhỏ hơn
+ Con vật to bỏ chuồng to, con vật nhỏ bỏ về chuồng nhỏ
+ Chỉ và gọi tên con vật
+ Đoán tên con vật
+ Tìm con vật cô vừa cất dấu
+ Nghe tiếng kêu tìm con vật
|
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Mục tiêu 19: Trẻ nghe và trả lời được các câu hỏi đơn giản
- Mục tiêu 20: Trẻ thích nghe hát và vận động theo nhạc (giậm chân, lắc lư). Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, truyện kể đơn giản.
- Mục tiêu 22: Trẻ nói được câu đơn 2-3 tiếng đơn giản
- Mục tiêu 24: Trẻ bước đầu làm quen với sách, tranh
|
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
1. Nghe:
+ Con gì đây?
+ Tiếng kêu của con gì?
+ Trò chơi: Gà gáy, vịt kêu
+ Đồ dùng của bé đâu rồi?
+ Những thứ này trông thế nào?
* Nghe hát các bài hát: Con gà trống, Đàn gà trong sân, Quà mùng 8/3
+ Đồng dao: Nu na nu nống, tập tầm vông…
+ Dân ca: Cò lả, con cò cánh trắng
+ Thơ: Chú gà con, con thỏ
+ Truyện: Bé cho gà ăn
- Bắt chước được âm thanh, ngôn ngữ khác nhau: meo meo, bim bim
- Nhắc lại được một số từ đơn: Gà, vịt, chó, mèo...
+ Gà, con gà, con vịt…
+ Bắt chước tiếng kêu của các con vật.
+ Bé xem tranh
+ Kể chuyện theo tranh: Bé cho gà ăn
+ Tranh về các con vật
|
III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Tiếng kêu của con gì?
+ Con gì kêu?
+ Trò chơi: Gà gáy, vịt kêu
* Nghe các bài hát: Con gà trống, Đàn gà trong sân, Quà mùng 8/3, cò lả...
* Đọc thơ theo cô các từ cuối: Bài thơ: Chú gà con, đàn gà con
- Kể chuyện theo tranh: Bé cho gà ăn
* Gọi tên con gà, vịt, chó, mèo...
+ Chỉ và gọi tên các con vật
+ Bắt chước tiếng kêu của con vật: “gà gáy “ò ó o, vịt kêu, cạp cạp...”
* Đọc thơ theo cô các từ cuối: Bài thơ: Chú gà con, đàn gà con
- Kể chuyện theo tranh: Bé cho gà ăn
+ Chỉ và gọi tên các con vật
+ Xem sách, tranh về các con vật nuôi
|
IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI
* Phát triển kỹ năng xã hội:
- Mục tiêu 26: Trẻ bước đầu biết thực hiện một số hành vi xã hội đơn giản.
- Mục tiêu 27: Trẻ có một số hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản như chào, tạm biệt…
|
IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI
* Phát triển kỹ năng xã hội:
- Quan tâm đến các con vật nuôi: gần gũi trong gia đình
- Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản
- Tập thực hiện một số hành vi giao tiếp như: chào, tạm biệt, cảm ơn. Nói từ “ạ”,”dạ”. Biết gọi tên bạn, tên cô, tên người thân
|
IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI
*Quan tâm đến các vật nuôi gần gũi trong gia đình
+ Gọi tên con vật: Gà, vịt, chó, mèo…
+ Chăm sóc các con vật nuôi
+ Xếp chuồng cho con vật
+ Âu yếm và yêu thương con vật
+ Cho con vật ăn
+ Chơi: Con gì ăn thứ đó
+ Dắt con vật về chuồng ngủ
* Tập thực hiện một số hành vi giao tiếp như: chào, tạm biệt, cảm ơn. Nói từ “ạ”,”dạ”. Biết gọi tên bạn, tên cô, tên người thân
+ Tập gọi tên cô
+ Tập gọi tên bạn
+ Tập gọi tên ba mẹ
+ Chào cô, chào bạn, chào ngừời lớn, chào các cô trong trường khi tới lớp
+ Chơi: Chào chị búp bê
+ Tập nới: Dạ, ạ…khi cô gọi tên
+ Biết vâng lời ngoan chào cô khi đến lớp, tạm biết khi ra về
|
CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
* ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
- Sưu tầm các câu đố về các con vật
- Sưu tầm các loại tranh ảnh, băng đĩa có hình ảnh về các loại động vật nuôi trong nhà,các con vật sống dưới nưới,các con vật sông trong rừng để phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ trong tháng
- Làm một số đồ dùng như: Mô hình nhà, chuồng để cho các côn vật ở.
- Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như: Gỗ để xếp đường đi, hàng rào,chuồng thú, xếp ao cá, máy hát, tranh ảnh, các loại đồ chơi về các loai động vât mà bé yêu thích.
* ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH
- Giới thiệu và tuyên truyền cho phụ huynh biết về nội dung tháng 3 “Những con vật nuôi trong gia đình” và có kế hoạch cùng giáo viên sưu tầm các loại tranh ảnh, sách báo, lịch treo tường để phục vụ cho các hoạt động của trẻ phong phú và đa dạng.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1: NGÀY LỄ 8/3
Thời gian thực hiện từ ngày 04/3/2024 đến ngày 8/3/2024
Thứ
Hoạt động
|
Thứ hai
|
Thứ ba
|
Thứ tư
|
Thứ năm
|
Thứ sáu
|
Đón trẻ- chơi - thể dục sáng
|
- Cô trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình quen thuộc và ngày 8/3
- Thể dục sáng tập bài “Gà con” (Tập theo nhạc của trường)
* Khởi động:Trẻ đi quanh phòng theo cô
* Trọng động: Mỗi động tác tập 3 - 4 lần
- Động tác 1 (Hít thở): Gà gáy ò ó o…
- Động tác 2 (Tay): Hai tay giang ngang vỗ cánh
- Động tác 3 (Bụng): Cúi người xuống giả vờ mổ thóc “Tốc tốc …”
- Động tác 4 (Chân): Nhảy tại chỗ
* Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng
|
Chơi tập
|
Bé xếp chuồng cho gà
|
Bò có mang vật trên lưng
|
Bé tập xếp dép
|
Xâu hoa tặng bà và mẹ
|
NN-NH Qùa 8/3
|
Chơi - hoạt động ở các góc
|
- Âm nhạc: Nghe các bài hát về các con vật: Một con vịt, con gà trống, đàn gà trong sân, thương con mèo, quà 8/3, mùng 8/3…(Bài hát dân ca. Cò lả, con cò cánh trắng…)
- Bé khéo tay : Xếp chuồng con gà, vịt, xâu hoa, thức ăn…
- Thư viện: Xem các loại tranh truyện về con vật nuôi, ngày 8/3
- Phân vai: Trẻ chơi bế em, bán thức ăn cho con vật, bác sĩ thú y…
- Chơi động: Kéo xe, chơi thú nhún, bò, trườn
|
Chơi ngoài trời
|
- QS vườn cổ tích
TC: Mèo và chim sẻ. Nghe tiếng kêu đoán tên con vật
- Chơi tự do
|
- QS con vật trong sân trường
TC: Gà trong vườn rau. Tạo dáng con vật
- Chơi tự do
|
- QS thời tiết
TC: Chọn vòng tặng mẹ. Đuổi gà
- Chơi tự do
|
- QS con vật vẽ trên tường
TC: Chọn con vật giúp cô. Chăm sóc con vật
- Chơi tự do
|
- QS góc TN lớp CT
TC: Bắt chước tiếng gọi của cô Tìm con vật
- Chơi tự do
|
Ăn - ngủ - vs cá nhân
|
- Cô tập cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn, uống (Nghe nhạc: “Giờ ăn đến rồi”, dỗ cho trẻ ngủ đủ giấc, thơ: “Giờ đi ngủ” nghe đĩa hát ru, dân ca…)
|
Chơi - hoạt động theo ý thích
|
Nhận biết một số hành động nguy hiểm
|
Xem video về ngày hội 8/3
|
Xâu hoa tặng mẹ, bà
|
Chọn các con vật nuôi
|
Nghe các bài thơ về con vật
|
Chơi, Trả trẻ
|
- Nghe các bài hát về con vật. Tập chào cô, tạm biệt bạn ra về
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ chuẩn bị ra về
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ hai, ngày 4 tháng 03 năm 2024
BÉ XẾP CHUỒNG CHO GÀ
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết các khối gỗ dùng để xếp chuồng gà.
- Trẻ xếp được chuồng cho bạn gà
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động xếp chuồng gà, không tranh giành đồ chơi với bạn
- CHUẨN BỊ
- Gỗ đủ cho cô và trẻ (các khối gỗ hình vuông, hình tam giác)
- Con gà bằng nhựa
- Băng nhạc “Đàn gà trong sân”
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ: Chơi trò chơi "Mưa to - Mưa nhỏ"
Mưa nhỏ cô cho trẻ vỗ tay nhỏ, mưa to cô cho trẻ vỗ tay to, sấm chớp cô cho trẻ dậm chân nói " ầm ầm" .Sau đó cô cho bạn Gà xuất hiện và nói (Hôm qua trời mưa rất là to, gió thổi ào ào đã làm đổ chuồng của bạn Gà rồi. Vậy cô cháu mình cùng lấy gỗ để xếp chuồng Gà tặng bạn nhé !)
* Hoạt động: Xếp chuồng gà
- Cô hỏi trẻ đã lấy được những gỗ gì?
- Gỗ dùng để làm gì?
- Gỗ có màu gì?
- Cô và trẻ cùng xếp. Cô vừa xếp vừa nói "cô đặt khối gỗ vuông xuống trước, sau đó cô lấy khối gỗ vuông thứ 2 xếp chồng lên khối vuông thứ 1 và lấy khối vuông thứ 3 xếp chồng lên khối vuông thứa 2, rồi lấy khối vuông hình tam giác xếp chồng lên trên để làm mái
Khi trẻ xếp xong cô hỏi: Trẻ vừa xếp gì? Chuồng để làm gì?
- Rồi cô phát cho mỗi trẻ một bạn Gà, để trẻ dẫn bạn Gà vào chuồng mới.
- Cô nói: Vẫn còn nhiều bạn gà chưa có chuồng để ở, cô khuyến khích trẻ xếp nhiều chuồng cho các bạn gà
- Cô giáo dục trẻ
* Kết thúc hoạt động: Cô mở nhạc bài “ Đàn gà trong sân”. Cô và trẻ cùng vận động theo lời bài hát
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
Thứ ba, ngày 5 tháng 03 năm 2024
BÒ CÓ MANG VẬT TRÊN LƯNG
(Lĩnh vực phát triển vận động)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ nói theo cô tên bài tập “Bò có mang vật trên lưng”
- Trẻ bò bằng hai tay và hai chân chân, mắt nhìn thẳng, phối hợp chân tay nhịp nhàng không làm rơi bao cát trên lưng.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động
- CHUẨN BỊ
- 2 con đường
- Bao cát đủ cho trẻ
III. CÁCH TIẾN HÀNH
* Khởi động
- Cô tập trung trẻ đi các kiểu đi theo cô
* Trọng động: Bài tập: Gà con
+ Gà gáy (ò ó o)
+ Gà vỗ cánh (Hai tay giang ngang vố cánh)
+ Gà mổ thóc (Cúi người xuống giả vờ mổ thóc: Tốc tốc …)
+ Gà nhảy ổ (Nhảy tại chỗ)
Vận động cơ bản “Bò có mang vật trên lưng”
- Cô giới thiệu: “Bên kia các bạn gà đang đói chưa có thức ăn. Bây giờ các con hãy mang thức ăn sang cho các bạn gà nhé. Muốn đưa được thức ăn giúp bạn các con phải đặt các túi thức ăn lên trên lưng và bò bằng hai tay và hai chân chân, rồi tới nhà bạn gà, cho các bạn gà ăn.”
- Cô mời một bạn lên bò cho các bạn xem nhé!
- Cô cho hai trẻ đó thực hiện bò có mang vật trên lưng lần nữa kết hợp giải thích cách bò: “Các con đến vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh của cô bò bằng hai tay và hai chân, mắt nhìn thẳng, phối hợp chân tay nhịp nhàng, lưng giữ thẳng không làm rơi bao cát trên lưng”
- Cô lần lượt cho các cháu lên bò. Cô chú ý sửa sai, động viên tuyên dương cháu kịp thời.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo nhẹ nhàng
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
Thứ tư, ngày 6 tháng 03 năm 2024
BÉ TẬP XẾP DÉP
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ gọi được tên đôi giày, đôi dép, biết giày, biết đi giày, dép; cởi giày, xếp giày, dép ngay ngắn trên kệ. Biết giày dép dùng để đi, giữ cho đôi chân sạch sẽ.
- Trẻ có kỹ năng đi, cởi, xếp dép ngay ngắn trên kệ.
- Trẻ có ý thức tự lực, làm những việc nhỏ vừa với sức của mình biết xếp giày, dép lên kệ đúng nơi quy định ngay ngắn.
- CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô
- Kệ để dép, thấp vừa tầm trẻ
- 1 đôi dép quay hậu cho cô
- Bài hát: “Đôi dép”
* Đồ dùng của trẻ
- Dép của trẻ (Sạch sẽ)
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
* Thu hút: Trò chuyện cùng với trẻ: Mỗi buổi sáng, trước đi học các con được đánh răng, rữa mặt…ngoài ra các con còn phải chuẩn bị những gì để đến trường nữa? (Cho trẻ kể: Mặc áo ấm, quàng khăn, đội mũ, mang cặp, đi dép…).
* Hoạt động: Bé tập đi dép, tháo dép và xếp dép lên kệ
- Xuất hiện kệ dép, hỏi trẻ: Đây là gì? (Dép quay hậu)
- Dép dùng để làm gì? (Để đi vào chân)
- Khái quát: Giày, dép là đồ đùng để đi, (đi học đi chơi) giúp cho đất cát không dính vào chân làm bẩn chân mà giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ, Giữ âm chân, khỏi lạnh chân. Vì vậy sau khi đi xong phải biết xếp giày, dép lên kệ đúng nơi quy định ngay ngắn. Các con hãy làm những việc nhỏ vừa với sức của mình.
- Dẫn dắt: Cô quan sát thấy lớp mình có nhiều bạn chưa biết đi dép, hôm nay cô sẽ tập cho các con biết cách tự đi dép và xếp dép lên kệ.
- Cho trẻ về chỗ ngồi.
- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích cho trẻ xem
- Lần 2: Cô thực hiện thao tác kết hợp giải thích: Cô cầm dép về ghế ngồi, để dép về phía trước hai chân.
+ Cách đi dép: Cô tháo quai dép, xỏ chân vào dép rồi ngắn quai dép lại. (tương tự chân còn lại, nói 2 lần với 2 chiếc dép)
+ Cách tháo dép: Cô tháo quai dép, rút chân ra khỏi dép, ngắn quai dép lại rồi để sang bên cạnh. (Nói 2 lần với 2 chiếc dép)
+ Cất dép: Cô cầm đôi dép gõ nhẹ xuống sàn rồi nhấc dép để lên giá. Các con lưu ý là khi đặt dép lên giá thì mũi dép phải quay ra ngoài. (Cô vừa làm vừa chỉ cho trẻ biết)
- Mời 1,2 trẻ lên thực hiện thử
- Tiến hành cho trẻ thực hiện cả nhóm (Cô cho trẻ thực hành vài lần – Mỗi lần thực hành cô đều hỏi trẻ “Các con đang làm gì?)
- Lần 1 trẻ lấy dếp đi dép vào chân.
- Khi dùng xong thì phải để đồ dùng ở đâu nhỉ? Cho trẻ xếp dép lên kệ
- Dẫn dắt: Dép còn làm tăng vẻ đẹp cho trang phục. Các con lại lấy dép đi vào cùng biểu diễn thời trang nào.
- Cho trẻ thực hiện lần 2 bằng cách biểu diễn thời trang với hát bài “Đôi dép”
- Cho trẻ đi cất giày dép lên kệ ngoài lớp.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
..........................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………............................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 7 tháng 03 năm 2024
XÂU HOA TẶNG BÀ TẶNG MẸ
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết dây dùng để xâu hoa tặng bà mẹ
- Trẻ cầm được dây xâu qua lỗ hoa
- Trẻ tích cực cực tham gia vào hoạt động, trẻ biết ngày 8/3 là ngày của Bà và Mẹ, các con phải ngoan biết vâng lời cô, bà và mẹ.
- CHUẨN BỊ
- Dây , hoa đủ cho cô và trẻ
- Máy hát - Băng nhạc
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Xâu hoa
- Cô nói: Sắp đến ngày 8/3 là ngày của bà, mẹ và cô giáo, cô và các con làm những chiếc vong hoa thật đẹp để tặng cho mẹ, cho bà nhé!
- Cô hỏi trẻ : Đây là cái gì? Dây dùng đẻ làm gì?
- Cô phát cho mỗi trẻ một dây và rổ hoa, cô vưà làm vừa giải thích: (tay cầm bát cô cầm một đầu dây, không dài quá, tay cầm muỗng cô cầm bông hoa, không che lỗ để xâu, và cô xâu hoa vào dây.)Trẻ cùng làm theo cô, vừa làm cô vừa theo dõi động viên khuyến khích trẻ, trẻ nào xâu không được cô cầm tay giúp trẻ.
- Trẻ xâu xong cô hỏi : con vừa xâu gì? Xâu hoa vào đâu?
- Cô cột dây lại và đeo vào tay cho trẻ.
* Hoạt động 2: Nghe hát “Qùa 8/3”
- Bây giờ các con đeo vòng hoa vào tay và cùng tập vận động bài hát”quà 8/3 để khi đem vòng hoa tặng bà và mẹ các con biểu diễn cho bà và mẹ xem nhé!
- Trẻ vận động cùng cô 2-3 lần.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
.............................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
Thứ sáu, ngày 8 tháng 03 năm 2024
NGHE NHẠC NGHE HÁT “QUÀ 8/3” - QUỐC HUY
Nội dung kết hợp: CHƠI VỚI NHẠC CỤ
(Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết tên bài hát “Qùa 8/3”. Sáng tác Quốc Huy. Trẻ biết tên các nhạc cụ: Xắc xô, thanh gõ.
- Trẻ hưởng ứng theo bài hát, chơi được các nhạc cụ: Gõ to - nhỏ.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động NN- NH “Qùa 8/3”.
- CHUẨN BỊ
- Đàn, máy hát, các loại nhạc cụ ( xắc xô, thanh gõ) đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Chơi với nhạc cụ
- Cô vỗ xắc xô tập trung trẻ. Cô hỏi trẻ: Cô đang cầm nhạc cụ gì? cho trẻ lấy xắc xô về chỗ ngồi
- Cô hỏi trẻ: Con có nhạc cụ gì?( Cô cho trẻ gọi tên và nhắc lại)
- Cô cho trẻ chơi, vỗ to, vỗ nhỏ
- Cô hỏi:
+ Vỗ mạnh nghe âm thanh nhỏ hay to?
+ Vỗ nhẹ nghe âm thanh to hay nhỏ
- Cô cho trẻ bỏ xắc xô vào rổ và xuất hiện thanh gõ
- Hỏi trẻ nhạc cụ gì?
- Cô cho trẻ gõ mạnh, nhẹ và hỏi trẻ âm thanh phát ra nghe to-nhỏ
- Cô nói: Các loại nhạc cụ dùng để đệm khi hát nghe rất hay. Có một loại nhạc cụ khác cũng dùng để đệm khi hát nữa, bây giờ các con xem đó là nhạc cụ nào nhé!
* Hoạt động 2: Nghe nhạc - nghe hát “Quà 8/3” - Quốc Huy
- Trẻ sờ đàn, cô đàn và hát cho trẻ nghe, cô giới thiệu tên bài hát “Qùa 8/3” Tác giả Quốc Huy
- Cô hát lần 2, giới thiệu nội dung và tính chất bài hát: Bài hát nói về em xếp điểm mười, vẽ cành cúc vàng tươi thắm để tặng cô và mẹ nhân ngày 8/3, bài hát rất nhịp nhàng và tình cảm.
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp múa minh họa theo bài hát.
- Kết thúc cô mở nhạc bài hát và khuyến khích trẻ hưởng ướng cùng cô
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
..........................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………............................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 2: CON GÀ, CON VỊT
Thời gian thực hiện từ ngày 11/3/2024 đến ngày 15/3/2024
Thứ
Hoạt động
|
Thứ hai
|
Thứ ba
|
Thứ tư
|
Thứ năm
|
Thứ sáu
|
Đón trẻ- chơi - thể dục sáng
|
- Cô trò chuyện với trẻ về các con vật nuôi trong gia đình quen thuộc
- Thể dục sáng tập bài “Gà con” (Tập theo nhạc của trường)
* Khởi động:Trẻ đi quanh phòng theo cô
* Trọng động: Mỗi động tác tập 3 - 4 lần
- Động tác 1 (Hít thở): Gà gáy ò ó o…
- Động tác 2 (Tay): Hai tay giang ngang vỗ cánh
- Động tác 3 (Bụng): Cúi người xuống giả vờ mổ thóc “Tốc tốc …”
- Động tác 4 (Chân): Nhảy tại chỗ
* Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng
|
Chơi tập
|
Bò chui qua cổng có mang vật trên lưng
|
Trò chuyện về con gà mái, con vịt
|
NN-NH Con gà trống
|
Bé xếp nhà cho các con vật
|
Nghe kể chuyện “Bé cho gà vịt ăn”
|
Chơi - hoạt động ở các góc
|
- Âm nhạc: Nghe các bài hát về các con vật: Một con vịt, con gà trống, đàn gà trong sân, thương con mèo…(Bài hát dân ca. Cò lả, con cò cánh trắng…)
- Bé khéo tay : Xếp chuồng con gà, vịt, xâu thức ăn…
- Thư viện: Xem các loại tranh truyện về con vật nuôi
- Phân vai: Trẻ chơi bế em, bán thức ăn cho con vật, bác sĩ thú y…
- Chơi động: Kéo xe, chơi thú nhún, bò, trườn
|
Chơi ngoài trời
|
- QS vườn cổ tích
- TC: Mèo và chim sẻ, Tạo dáng con vật
- Chơi tự do
|
- QS con vật trong sân trường
- TC: Gà trong vườn rau, nghe tiếng kêu đoán tên con vật
- Chơi tự do
|
- QS thời tiết
- TC: Rì rà rì rà, Bắt chước tiếng kêu con vật
- Chơi tự do
|
- QS con vật vẽ trên tường
- TC: Chọn con vật giúp cô, - Chơi tự do
|
- QS góc TN lớp CT
- TC: Đuổi gà, Tìm con vật
- Chơi tự do
|
Ăn - ngủ- vs cá nhân
|
- Cô tập cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn, uống (Nghe nhạc: “Giờ ăn đến rồi”, dỗ cho trẻ ngủ đủ giấc, thơ: “Giờ đi ngủ” nghe đĩa hát ru, dân ca…)
|
Chơi - hoạt động theo ý thích
|
Tập rửa tay
|
Chọn các con vật nuôi
|
Nghe các bài thơ về con vật
|
LQ chuyện:“Bé cho gà vịt ăn”
|
Kể tên các con vật quen thuộc
|
Chơi, Trả trẻ
|
- Nghe các bài hát về con vật. Tập chào cô, tạm biệt bạn ra về
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ chuẩn bị ra về
|
Thứ hai, ngày 11 tháng 03 năm 2024
BÉ CHUI QUA CỔNG MANG VẬT TRÊN LƯNG ( lần 2)
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Trẻ biết bò chui qua cổng để mang thức ăn về dữ trữ
- Trẻ thực hiện được vận động cơ bản: biết phối hợp chân nọ tay kia, khi bò mắt nhìn thẳng, lưng thẳng, không làm rơi bao gạo
- Trẻ ngoan, hứng thú hoạt động. Nghe và làm theo hướng dẫn của cô.
- CHUẨN BỊ:
- Túi gạo đủ cho trẻ
- Vẽ sẵn đội hình luyện tập
- Mũ kiến đủ cho trẻ
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
* Khởi động: Cô tập trung trẻ. Cô và trẻ làm đàn kiến rèn luyện sức khỏe
- Cô cho trẻ đội mũ kiến lên đầu, sau đó tập hợp thành vòng tròn, những chú kiến cùng nhau tập thể dục để có sức khỏe . Cho trẻ đi các kiểu đi khác nhau: đi kiễng gót, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm
* Trọng động
* Trọng động: Bài tập: Gà con
+ ĐT 1: Gà gáy (ò ó o)
+ ĐT2: Gà vỗ cánh (Hai tay giang ngang vố cánh)
+ĐT3: Gà mổ thóc (Cúi người xuống giả vờ mổ thóc: Tốc tốc …)
+DDT4: Gà nhảy ổ (Nhảy tại chỗ)
*VĐCB : KIẾN CON BÒ CHUI QUA CỔNG MANG VẬT TRÊN LƯNG
- Cô giới thiệu VĐCB : “Các con ơi! Mùa đông sắp đến, các chú kiến phải cùng nhau đi kiếm lương thực để dự trữ cho mùa đông. Nào chúng ta cùng bò chui qua cổng này mang thức ăn về dữ trữ nhé
- Cô mời một bạn đã được chuẩn bị trước lên thực hiện vận động. Trẻ đến vạch xuất phát. Cô giúp trẻ đặt bao gạo trên lưng. Khi bò thì mắt phải nhìn thẳng, lưng thẳng, phối hợp tay chân nhịp nhàng, không làm rơi bao gạo. Khi bò đến cuối hang thì cầm bao gạo bỏ vào rổ
- Cô cho trẻ luyện tập dưới các hình thức cá nhân, tổ, nhóm…Cô động viên và khen trẻ và sửa sai cho trẻ kịp thời. Hỏi trẻ tên vận động cơ bản
*Hồi tĩnh: Cô và trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng
- Kết thúc trò chơi cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
Thứ ba, ngày 12 tháng 03 năm 2024
BÉ TRÒ CHUYỆN VỀ CON GÀ MÁI – CON VỊT
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhận biết con gà mái, con vịt, tiếng kêu và một số bộ phận con gà mái và con vịt với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ gọi tên được và một số bộ phận nổi bật, tiếng kêu của con gà mái, con vịt, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
- CHUẨN BỊ
- Hình ảnh gà, vịt
- Đàn vịt con
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện về “Con gà, con vịt”
- Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ nghe nhạc bài “Đàn vịt con”
- Cô hỏi trẻ : Các con vừa nghe bài hát nói về con gì?
- Các con đã biết con vịt như thế nào chưa? Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem con vịt như thế nào nhé!
- Cô dẫn trẻ đến màn hình máy laptop và chiếu cho trẻ xem hình con vịt
+ Cô lần lượt hỏi trẻ về tiếng kêu, gọi tên con vịt, chỉ vào các bộ phận của con vịt (Mắt, đầu, mình, chân) cho trẻ gọi tên (Chú ý rèn cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con vịt đẻ trứng, trứng vịt ăn rất ngon và bổ
- Cô mở tiếng kêu con gà mái và cho trẻ đoán đó là tiếng kêu của con gì?
- Cô cho trẻ xem con gà mái trên màn hình, cho trẻ gọi tên con gà, giả tiếng kêu
- Cô chỉ vào các bộ phận : Đầu gà, mắt gà, chân gà, … cho trẻ gọi tên . (Chú ý rèn luyện cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con gà mái cũng đẻ trứng, trứng gà ăn ngon và bổ
* Trò chơi củng cố: Đoán xem con gì biến mất
- Cô xuất hiện lần lượt từng con vật cho trẻ gọi tên
- Cô cho lần lượt từng con vật biến mất và trẻ đoán xem con gì vừa biến mất
- Cô nói: Gà và vịt đều là vật nuôi trong gia đình, thịt, trứng gà, vịt, đều ăn ngon và bổ.
+ Giáo dục trẻ chăm sóc cho gà vịt ăn và không được chọc phá gà vịt
* Kết thúc: cô cho trẻ chơi “Gà mái, vịt kêu”
- Cô nói gà mái kêu, trẻ cục tác… cục tác và làm động tác vỗ cánh, giả ngồi xổm đẻ trứng
- Cô nói vịt kêu, trẻ kêu cạp...cạp và giả tướng đi của con vịt lạch bạch. Trẻ chơi 2-3 lần)
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
……….....................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 13 tháng 03 năm 2024
Nghe nhạc- Nghe hát “CON GÀ TRỐNG”
Nội dung kết hợp: CHƠI VỚI NHẠC CỤ
(Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết tên bài hát: “Con gà trống”.Trẻ biết tên các nhạc cụ: Xắc xô, thanh gõ cùng cô
- Trẻ lắc lư, hưởng ứng theo bài hát, chơi được các nhạc cụ: Gõ to- nhỏ theo cô
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động NN- NH “Con gà trống” cùng cô
- CHUẨN BỊ
- Đàn, máy hát, các loại nhạc cụ ( xắc xô, thanh gõ) đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Chơi với nhạc cụ
- Cô vỗ xắc xô tập trung trẻ. Cô hỏi trẻ: Cô đang cầm nhạc cụ gì? cho trẻ lấy xắc xô về chỗ ngồi
- Cô hỏi trẻ: Con có nhạc cụ gì?( Cô cho trẻ gọi tên và nhắc lại)
- Cô cho trẻ chơi, vỗ to, vỗ nhỏ
- Cô hỏi:
+ Vỗ mạnh nghe âm thanh nhỏ hay to?
+ Vỗ nhẹ nghe âm thanh to hay nhỏ?
- Cô cho trẻ bỏ xắc xô vào rổ và xuất hiện thanh gõ
- Hỏi trẻ nhạc cụ gì?
- Cô cho trẻ gõ mạnh, nhẹ và hỏi trẻ âm thanh phát ra nghe to-nhỏ
- Cô nói: Các loại nhạc cụ dùng để đệm khi hát nghe rất hay. Có một loại nhạc cụ khác cũng dùng để đệm khi hát nữa, bây giờ các con xem đó là nhạc cụ nào nhé!
* Hoạt động 2: Nghe nhạc, nghe hát “ Con gà trống”
- Cô cho trẻ sờ đàn, cô đàn và hát cho trẻ nghe, cô giới thiệu tên bài hát “Con gà trống” (sưu tầm)
- Cô hát lần 2, giới thiệu nội dung và tính chất bài hát: Bài hát nói về con gà trống, con gà trống có cái mào đỏ, chân có cửa, khi gà trống gáy ò ó o” bài hát rất vui nhộn, nhịp nhàng
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp múa minh họa theo bài hát.
- Kết thúc: cô mở nhạc bài hát và khuyến khích trẻ hưởng ướng cùng cô
Thứ năm, ngày 14 tháng 03 năm 2024
BÉ XẾP CHUỒNG CHO GÀ
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết các khối gỗ dùng để xếp chuồng gà theo cô
- Trẻ xếp được chuồng cho bạn gà
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động xếp chuồng gà, không tranh giành đồ chơi với bạn
- CHUẨN BỊ
- Gỗ đủ cho cô và trẻ (các khối gỗ hình vuông)
- Con gà bằng nhựa
- Băng nhạc
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ: Chơi trò chơi "Mưa to - Mưa nhỏ"
Mưa nhỏ cô cho trẻ vỗ tay nhỏ, mưa to cô cho trẻ vỗ tay to, sấm chớp cô cho trẻ dậm chân nói "ầm ầm". Sau đó cô cho bạn Gà xuất hiện và nói (Hôm qua trời mưa rất là to, gió thổi ào ào đã làm đổ chuồng của bạn Gà rồi. Vậy cô cháu mình cùng lấy gỗ để xếp chuồng cho bạn gà nhé !)
* Hoạt động: Xếp chuồng gà
Cô hỏi trẻ đã lấy được những gỗ gì?
- Gỗ dùng để làm gì?
- Gỗ có màu gì?
- Sau đó cô và trẻ cùng xếp. Cô vừa xếp vừa nói "cô đặt khối gỗ vuông xuống trước, sau đó cô lấy khối gỗ vuông thứ 2 xếp sát cạnh khối vuông thứ 1 và lấy khối vuông thứ 2 xếp sát cạnh khối vuông thứa 3… cứ thế xếp sát cạnh nhau lại thành một cái chuồng hình vuông khép kín"
- Khi trẻ xếp xong cô hỏi: Trẻ vừa xếp gì? Chuồng để làm gì?
- Mỗi trẻ lấy một bạn Gà, để trẻ dẫn bạn Gà vào chuồng mới. Cô giáo dục trẻ
* Kết thúc hoạt động: Cô mở nhạc bài “ Một tay đẹp” Cô và trẻ cùng vận động theo lời bài hát.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
Thứ sáu, ngày 15 tháng 03 năm 2024
NGHE KỂ CHUYỆN: “BÉ CHO GÀ VỊT ĂN”
(Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật cùng cô.
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản của cô, thích thú khi chơi trò chơi
- Trẻ ngoan tham gia hoạt động tích cực.
- CHUẨN BỊ
- Giaó án điện tử
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt đọng 1: Nghe kể chuyện “Bé cho gà vịt ăn”
- Cô tập trung trẻ cho trẻ nghe tiếng gà vịt kêu
- Cô hỏi trẻ gà vịt đói bụng chúng ta phải làm sao cho gà vịt no bụng ? (Cho gà vịt ăn)
- Cô dẫn dắt trẻ đến câu chuyện “Bé cho gà vịt ăn”
- Cô kể cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm, hỏi trẻ tên câu chuyện, nội dung câu chuyện:” câu chuyện kể về 1 bạn tên bé Lan đã biết giúp mẹ làm gì? (chăm sóc cho gà vịt ăn)
- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần nữa
* Đàm thọai:
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Bé cho gà vịt ăn)
+ Nhà bạn Lan nuôi những con gì? (Nuôi gà, vịt)
+ Bé Lan đã làm gì? (Cho gà vịt ăn)
+ Gà mổ thóc kêu như thế nào? (Tốc tốc tốc)
- Cô cho trẻ nghe lại 1 lần nữa kết hợp giáo dục trẻ: Nhà bạn nào có nuôi gà vịt, nhớ chăm sóc cho gà vịt ăn và không nghịch phá gà vịt nhé
(Hỏi trẻ lại tên câu chuyện)
- Cô và trẻ cùng kể và làm điệu bộ theo câu chuyện
*Kết thúc hoạt động : Chơi trò chơi: Gà gáy- vịt kêu
- Cô gọi tên gà trống – trẻ gáy ò…ó..o
- Cô gọi tên “Gà mái” – trẻ “Cục ..cục ..cục..”
- Cô gọi tên con vịt- trẻ kêu cạc… cạc…( Chơi vài lần cùng cô)
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3: NHỮNG CON VẬT GẦN GŨI
Thời gian thực hiện từ ngày 18/03/2024 đến 22/03/2024
Thứ
Hoạt động
|
Thứ hai
|
Thứ ba
|
Thứ tư
|
Thứ năm
|
Thứ sáu
|
Đón trẻ- chơi - thể dục sáng
|
Cô tiếp tục trò chuyện với trẻ về các con vật quen thuộc
Tập bài: Gà con (Tập theo nhạc của trường)
* Khởi động:Trẻ đi quanh phòng theo cô
* Trọng động: Mỗi động tác tập 3 - 4 lần
- Động tác 1 (Hít thở): Gà gáy ò ó o…
- Động tác 2 (Tay): Hai tay giang ngang vỗ cánh
- Động tác 3 (Bụng): Cúi người xuống giả vờ mổ thóc “Tốc tốc …”
- Động tác 4 (Chân): Nhảy tại chỗ
* Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng
|
Chơi tập
|
Xâu thức ăn cho gà
|
Trò chuyện về con gà trống, con vịt
|
NN-NH: Một con vịt
|
Nghe đọc thơ: Chú gà con
|
Bé biết gì về con mèo - con chó
|
Chơi - hoạt động ở các góc
|
- Âm nhạc: Nghe các bài hát về các con vật: Một con vịt, con gà trống, đàn gà trong sân, thương con mèo…(Bài hát dân ca. Cò lả, con cò cánh trắng…)
- Bé khéo tay : Xếp chuồng con gà, vịt, xâu thức ăn…
- Thư viện: Xem các loại tranh truyện về con vật nuôi
- Phân vai: Trẻ chơi bế em, bán thức ăn cho con vật, bác sĩ thú y…
- Chơi động: Trẻ trườn tới đích, chơi xe, các loại đồ chơi có trong lớp
|
Chơi ngoài trời
|
- QS vườn cổ tích
- TC: Tạo dáng con vật, gà trong vườn rau
- Chơi tự do
|
- QS con vật trong sân trường
TC: Thi chọn nhanh, làm theo cô
- Chơi tự do
|
- QS thời tiết
TC: Tìm con vật, Chăm sóc con vật
- Chơi tự do
|
- QS vườn cổ tích
TC: Đuổi gà, bắt chước tiếng kêu con vật
- Chơi tự do
|
- QS Con gà góc Thiên nhiên
TC: Chọn con vật to- nhỏ, Cho gà ăn
- Chơi tự do
|
Ăn - ngủ- vs cá nhân
|
- Cô vệ sinh cho trẻ trước và sau khi đi vệ sinh, tập trẻ ngồi vào bàn ăn, uống nước, dỗ cho trẻ ngủ đủ giấc, (Đọc thơ: Giờ đi ngủ, nghe đĩa hát ru, dân ca…)
|
Chơi - hoạt động theo ý thích
|
Xem vide rửa tay
|
Làm theo lời bài hát với cô
|
Nghe đố các loại con vật
|
Thơ: Chú gà con
|
Tập gọi tên cô, bạn, ạ, dạ...
|
Chơi, Trả trẻ
|
- Nghe các bài hát về con vật. Tập chỉ và gọi tên bạn ra về
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ chuẩn bị ra về
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ hai, ngày 18 tháng 03 năm 2024
BÉ XÂU THỨC ĂN CHO GÀ
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết dây dùng để xâu thức ăn cho gà cùng cô
- Trẻ cầm được dây xâu qua lỗ hạt thóc
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động xâu thức ăn cho gà
- CHUẨN BỊ
- Dây , hạt thóc đủ cho cô và trẻ
- Máy hát -Băng nhạc
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ: Cô tập trung trẻ và dẫn trẻ đi chơi. Bỗng nghe tiếng gà kêu
- Cô hỏi trẻ: Con gì kêu?
+ Vì sao nó kêu (Vì gà đói)
+ Gà ăn gì? (Ăn thóc)
- Cô nói “Các chú gà đang bị đói bây giờ chung ta cùng đi tới nhặt những hạt thóc này rồi xâu lại mang về cho các chú gà ăn”
* Hoạt động: Xâu hạt thóc
- Cô nói: Muốn xâu được hạt thóc chúng ta phải có gì? (Dây) Cô phát dây cho trẻ và yêu cầu trẻ nhặt những hạt thóc đem xâu lại từng xâu
- Cô vừa làm vừa giải thích: (tay cầm bát cô cầm một đầu dây, không dài quá, tay cầm muỗng cô cầm hạt thóc, không che lỗ để xâu, và cô xâu hạt thóc vào dây, rồi cô lại xâu hạt thóc khác) Trẻ cùng làm theo cô, vừa làm cô vừa theo dõi động viên khuyến khích trẻ, trẻ nào xâu không được cô cầm tay giúp trẻ.
- Trẻ xâu xong cô hỏi : con vừa xâu gì? Xâu hạt thóc vào đâu?
+ Xâu hạt thóc để làm gì?
- Cô cột dây lại và cho trẻ đem hạt thóc vừa xâu được đến cho gà ăn
*Kết thúc hoạt động: Cô mở nhạc bài: “ Đàn gà trong sân” Cô và trẻ cùng vận động 2-3 lần
- Trẻ vận động cùng cô 2-3 lần.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe của trẻ:
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
- Kiến thức kỹ năng của trẻ
Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2024
BÉ TRÒ CHUYỆN VỀ CON GÀ TRỐNG – CON VỊT
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhận biết con gà trống, con vịt, tiếng kêu và một số bộ phận con gà trống và con vịt với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ gọi tên được và một số bộ phận nổi bật, tiếng kêu của con gà trống, con vịt, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
- CHUẨN BỊ
- Laptop có hình ảnh gà, vịt
- Đàn vịt con
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện về “Con gà trống, con vịt”
- Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ nghe nhạc bài “Con gà trống”
- Cô hỏi trẻ : Các con vừa nghe bài hát nói về con gì?
- Các con đã biết con gà trống như thế nào chưa? Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem con gà trống như thế nào nhé!
- Trẻ đến màn hình và chiếu cho trẻ xem hình con gà trống
+ Cô lần lượt hỏi trẻ về tiếng kêu, gọi tên con gà trống, chỉ vào các bộ phận của con gà trống (Mắt, đầu, mào, mình, chân ) cho trẻ gọi tên (Chú ý rèn cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con gà trống gáy thức chúng ta ngủ dậy sớm hơn
- Cô mở tiếng kêu con vịt và cho trẻ đoán đó là tiếng kêu của con gì?
- Cô cho trẻ xem con vịt trên màn hình, cho trẻ gọi tên con vịt, giả tiếng kêu
- Cô chỉ vào các bộ phận: Đầu, mắt, chân, … cho trẻ gọi tên. (Chú ý rèn luyện cho trẻ nói đúng từ)
- Cô nói cho trẻ biết con vịt đẻ trứng, trứng vịt ăn rất ngon và bổ
* Trò chơi củng cố: Đoán xem con gì biến mất
- Cô xuất hiện lần lượt từng con vật cho trẻ gọi tên
- Cô cho lần lượt từng con vật biến mất và trẻ đoán xem con gì vừa biến mất
- Cô nói: Gà trống gáy rất hay để thức mọi người dạy sớm, con vịt đều là vật nuôi trong gia đình, thịt, trứng vịt, đều ăn ngon và bổ.
+Giáo dục trẻ chăm sóc cho gà vịt ăn và không được chọc phá gà vịt
*Kết thúc cô cho trẻ chơi: Tạo dáng con vật
- Cô nói gà trống gáy, trẻ ò ó o… và làm động tác vỗ cánh
- Cô nói vịt kêu, trẻ kêu cạp...cạp và giả tướng đi của con vịt lạch bạch
( Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần)
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
……….....................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 20 tháng 03 năm 2024
NGHE NHẠC - NGHE HÁT “MỘT CON VỊT”
NDKH “CHƠI VỚI NHẠC CỤ”
(Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết tên bài hát “Một con vịt”. Trẻ biết tên các nhạc cụ: Xắc xô, thanh gõ
- Trẻ hưởng ứng theo bài hát, chơi được các nhạc cụ: Gõ to- nhỏ
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động NN- NH “Một con vịt”
- CHUẨN BỊ
- Đàn, máy hát, các loại nhạc cụ ( xắc xô, thanh gõ) đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ: Cô tập trung trẻ và cho trẻ nghe tiếng gà trống gáy
- Cô hỏi trẻ: Con gì gáy?
* Hoạt động 1: Nghe nhạc – nghe hát “Một con vịt”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Hỏi trẻ tên bài hát gì?
- Cô hát lần 2, giới thiệu nội dung và tính chất bài hát: Bài hát nói về con vịt, tiếng kêu của nó “cạp, cạp, cạp…” vịt thích bơi dưới nước… bài hát rất vui nhộn, nhịp nhàng
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp múa minh họa theo bài hát, và khuyến khích trẻ hưởng ướng cùng cô
* Hoạt động 2: Chơi với nhạc cụ
- Cô vỗ xắc xô. Cô hỏi trẻ: Cô đang cầm nhạc cụ gì? cho trẻ lấy xắc xô về chỗ ngồi
- Cô hỏi trẻ: Con có nhạc cụ gì?( Cô cho trẻ gọi tên và nhắc lại)
- Cô cho trẻ chơi, vỗ to, vỗ nhỏ. Đồng thời hỏi trẻ:
+ Vỗ mạnh nghe âm thanh nhỏ hay to?
+ Vỗ nhẹ nghe âm thanh to hay nhỏ
- Cô cho trẻ bỏ xắc xô vào rổ và xuất hiện thanh gõ
- Hỏi trẻ nhạc cụ gì?
- Cô cho trẻ gõ mạnh, nhẹ và hỏi trẻ âm thanh phát ra nghe to-nhỏ
- Cô nói: Các loại nhạc cụ dùng để đệm khi hát nghe rất hay.
- Cô và trẻ vừa gõ vừa hát bài “Một con vịt”. Kết thúc
* Đánh giá trẻ hàng ngày
Thứ năm, ngày 21 tháng 03 năm 2024
NGHE ĐỌC THƠ: CHÚ GÀ CON
(Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhận biết tên bài thơ “ Chú gà con” với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ tập đọc theo cô được từ cuối, chú ý lắng nghe cô đọc thơ, chơi được trò chơi cùng cô
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động nghe cô đọc thơ “Chú gà con”
- CHUẬN BỊ
- Thức ăn cho gà
- Mô hình chuồng gà
- Nội dung bài thơ: “Chú gà con
Kêu chíp chíp
Chạy thep mẹ
Đi tìm mồi
Khi tối trời
Về nhà ngủ”
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ:
- Cô tập trung trẻ và cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối- trời sáng”.
- Dẫn trẻ lại chuồng gà cho trẻ quan sát
* Hoạt động: Nghe đọc thơ “ Chú gà con”
- Cô đọc luôn bài thơ và giới thiệu tên bài thơ.
- Cô đọc lại cho trẻ nghe lần nữa giới thiệu nội dung bài thơ: “Chú gà con kêu chíp chíp, chạy thep mẹ, đi tìm mồi, khi tối trời về nhà ngủ”
- Cô đọc lại cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ đọc cùng cô dưới nhiều hình thức khác nhau
- Cô đọc lại, hỏi trẻ tên bài thơ và giáo dục trẻ: Các con phải biết chăm sóc cho gà ăn để gà chóng lớn nhé
* Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ cầm thức ăn đến chăm sóc gà
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe của trẻ
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
- Kiến thức kỹ năng của trẻ:
Thứ sáu, ngày 22 tháng 03 năm 2024
NHẬN BIẾT CON CHÓ- CON MÈO
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhận biết con chó, con mèo, tiếng kêu và một số bộ phận con chó, con mèo với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ gọi tên được và một số bộ phận nổi bật, tiếng kêu của con chó, con mèo, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
- CHUẨN BỊ
- Laptop có hình ảnh con chó, con mèo
- Chú mèo con
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Trò chuyện về “con chó, con mèo”
- Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ nghe nhạc bài “Chú mèo con”
- Cô hỏi trẻ : Các con vừa nghe bài hát nói về con gì?
- Các con đã biết con mèo như thế nào chưa? Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem con mèo như thế nào nhé!
- Cô dẫn trẻ đến màn hình máy laptop và chiếu cho trẻ xem hình con mèo
+ Cô lần lượt hỏi trẻ về tiếng kêu, gọi tên con mèo, chỉ vào các bộ phận của con mèo (Mắt, đầu, tai, mình, chân ), trẻ gọi tên (Chú ý rèn cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con mèo rất ngon, giúp chúng ta bắt chuột
- Cô mở tiếng sủa con chó và cho trẻ đoán đó là tiếng kêu của con gì?
- Cô cho trẻ xem con chó trên màn hình, cho trẻ gọi tên con chó, giả tiếng kêu
- Cô chỉ vào các bộ phận: Đầu, mắt, chân,… cho trẻ gọi tên. (Chú ý rèn luyện cho trẻ nói đúng từ)
- Cô nói cho trẻ biết con giúp chúng ta canh gác nhà cửa
* Trò chơi củng cố: Chọn đúng hình
- Cô bỏ hình con chó, con mèo và con gà lẫn lộn
- Yêu cầu trẻ chọn đúng hình con chó, con mèo giúp cô
- Trẻ chọn xong cô hỏi trẻ: Con chọn được con gì?
+Giáo dục trẻ chăm sóc cho con chó con mèo, và không được chọc phá con chó, con mèo
*Kết thúc cô cho trẻ chơi: Tạo dáng con vật
- Cô nói mèo kêu, trẻ meo meo meo… và làm động tác bò bò
- Cô nói chó sủa, trẻ gâu gâu gâu và giả tướng bò của con chó.
- Trẻ chơi 2-3 lần. Kết thúc
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
……….....................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 4: ĐỘNG VẬT NUÔI CÓ 4 CHÂN
Thời gian thực hiện từ ngày 25/03/2024 đến 29/03/2024
Thứ
Hoạt động
|
Thứ hai
|
Thứ ba
|
Thứ tư
|
Thứ năm
|
Thứ sáu
|
Đón trẻ- chơi - thể dục sáng
|
Cô tiếp tục trò chuyện với trẻ về các con vật quen thuộc
Tập bài: Gà con (Tập theo nhạc của trường)
* Khởi động:Trẻ đi quanh phòng theo cô
* Trọng động: Mỗi động tác tập 3 - 4 lần
- Động tác 1 (Hít thở): Gà gáy ò ó o…
- Động tác 2 (Tay): Hai tay giang ngang vỗ cánh
- Động tác 3 (Bụng): Cúi người xuống giả vờ mổ thóc “Tốc tốc …”
- Động tác 4 (Chân): Nhảy tại chỗ
* Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng
|
Chơi tập
|
Bò trườn về phía trước
|
Tập trẻ xếp gối
|
Bé biết gì về con mèo - con chó
|
Nghe đọc thơ: Chú gà con
|
TC về những con vật nuôi
|
Chơi - hoạt động ở các góc
|
- Âm nhạc: Nghe các bài hát về các con vật: Một con vịt, con gà trống, đàn gà trong sân, thương con mèo…(Bài hát dân ca. Cò lả, con cò cánh trắng…)
- Bé khéo tay : Xếp chuồng con gà, vịt, xâu thức ăn…
- Thư viên: Xem các loại tranh truyện về con vật nuôi
-Phân vai: Trẻ chơi bế em, bán thức ăn cho con vật, bác sĩ thú y…
- Chơi đông: Trẻ trườn tới đích, chơi xe, các loại đồ chơi có trong lớp
|
Chơi ngoài trời
|
- QS vườn cổ tích
- TC: Tạo dáng con vật, gà trong vườn rau
- Chơi tự do
|
- QS con vật trong sân trường
- TC: Thi chọn nhanh, làm theo cô
- Chơi tự do
|
- QS thời tiết
- TC: Tìm con vật, Chăm sóc con vật
- Chơi tự do
|
- QS vườn cổ tích
- TC: Đuổi gà, bắt chước tiếng kêu con vật
- Chơi tự do
|
- QS Con gà góc Thiên nhiên
- TC: Chọn con vật to- nhỏ, Cho gà ăn
- Chơi tự do
|
Ăn - ngủ- vs cá nhân
|
- Cô vệ sinh cho trẻ trước và sau khi đi vệ sinh, tập trẻ ngồi vào bàn ăn, uống nước, dỗ cho trẻ ngủ đủ giấc, (Đọc thơ: Giờ đi ngủ, nghe đĩa hát ru, dân ca…)
|
Chơi - hoạt động theo ý thích
|
Xem vide rửa tay
|
Làm theo lời bài hát với cô
|
Nghe đố các loại con vật
|
Thơ: Chú gà con
|
Tập gọi tên cô, bạn, ạ, dạ...
|
Chơi, Trả trẻ
|
- Nghe các bài hát về con vật. Tập chỉ và gọi tên bạn ra về
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho trẻ chuẩn bị ra về
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ hai, ngày 25 tháng 03 năm 2024
BÒ TRƯỜN VỀ PHÍA TRƯỚC
(Lĩnh vực phát triển vận động)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ nói theo cô tên bài tập “Bò trườn về phía trước”.
- Trẻ bò bằng hai tay và hai chân chân, mắt nhìn thẳng, phối hợp chân tay bò trườn tới đích.
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động
- CHUẨN BỊ
- Địa điểm tập an toàn
- Mô hình động vật nuôi
III. TIẾN HÀNH
* Khởi động
- Cô tập trung trẻ đi các kiểu đi theo cô
* Trọng động: Bài tập “Gà con”
+ Gà gáy (ò ó o)
+ Gà vỗ cánh (Hai tay giang ngang vố cánh)
+ Gà mổ thóc (Cúi người xuống giả vờ mổ thóc: Tốc tốc …)
+ Gà nhảy ổ (Nhảy tại chỗ)
VĐCB “Bò trườn về phía trước ”
Cô tập mẫu:
+ Lần 1: Không phân tích
+ Lần 2: Kết hợp phân tích động tác:
Tư thế chuẩn bị: "Nằm sấp, duỗi thẳng hai chân. Hai tay đặt sát vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh, trườn kết hợp chân nọ tay kia đạp mạnh trườn thẳng về phía trước. Chú ý trong khi trườn phải nằm sát người xuống sàn"
* Trẻ thực hiện
- Lần 1:
+ Hai trẻ khá lên thực hiện trước ( Cô cùng cả lớp quan sát và nhận xét)
+ Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện ( Mỗi trẻ thực hiện 2 lần, cô quan sát, giúp đỡ trẻ yếu)
- Lần 2 : Cho trẻ trườn dưới hình thức thi đua
+ Hai tổ sẽ thi đua với nhau xem đội nào trong thời gian một bản nhạc lấy được nhiều đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội nhất thì thắng cuộc.
+ Cô kiểm tra kết quả và động viên, khuyến khích trẻ.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi dạo nhẹ nhàng
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………..................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 26 tháng 03 năm 2024
BÉ TẬP XẾP GỐI
(Lĩnh vực phát triển thể chất)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết xếp gối lên nệm để chuận bị giờ ngủ, sau khi ngủ dậy lấy gối cất vào kho với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ xếp được gối lên nệm, lấy gối cất vào kho với sự giúp đỡ của cô
- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động xếp gối
- CHUẨN BỊ
- Cô trãi nệm sẵn
- Gối đủ cho số nệm đã trãi
- Thuộc bài đồng dao “ Tay đẹp”, “Giặt gối phơi khô”
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Xếp và cất gối
Cô tập trung trẻ lại và đọc bài “ Tay đẹp”
Một tay đẹp
Hai tay đẹp
Tay Cầm thìa
Tay Cầm bát
Tay Xép gối
Tay Gấp khăn
Tay chải răng
Tay mặc đồ
Tay của các con biết làm được rất nhiều việc đó, Hôm nay cô sẽ cho các con tập xếp gối lên nệm để ngủ nhé.
*Cô hướng dẫn: Muốn ngủ ngon giấc các con phải chú ý nghe cô dặn cách xếp gối sao cho khi ngủ các bạn không đạp lên đầu, lên người của mình nhé
- Các con xếp đối đầu 2 gối lại với nhau (Cô vừa nói, vừa làm cho trẻ xem)
- Xếp gối đủ cho các nệm là xong
- Cô mời 1, 2 bạn lên xếp cho các bạn xem
- Cô tiến hành cho trẻ thực hiện.Tiếp theo cô cho trẻ nằm lên gối
- Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ lấy gối trên nệm đi cất vào kho (trong quá trình trẻ đi cất gối cô theo dõi nhắc trẻ xếp ngay ngắn )
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Giặt gối phơi khô”
- Cách chơi: Cho 2 trẻ nắm tay với nhau vừa đọc bài đồng dao “Giặt gối phơi khô, trời mưa cất lại đêm nằm xếp ra”
- Cứ mỗi câu trẻ lắc tay qua lại đến câu cuối cùng thì thả tay ra, trò chơi tiếp tục vài lần
* Kết thúc: Cô khen trẻ, động viên trẻ hoạt động tốt ở các hoạt động sau
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………..................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 27 tháng 03 năm 2024
NHẬN BIẾT CON CHÓ- CON MÈO
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhận biết con chó, con mèo, tiếng kêu và một số bộ phận con chó, con mèo cùng cô
- Trẻ gọi tên được và một số bộ phận nổi bật, tiếng kêu của con chó, con mèo, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
- CHUẨN BỊ
- Laptop có hình ảnh con chó, con mèo
- Chú mèo con
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ:
- Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ nghe nhạc bài “Chú mèo con”
- Cô hỏi trẻ: Các con vừa nghe bài hát nói về con gì?
- Các con đã biết con mèo như thế nào chưa? Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem con mèo như thế nào nhé!
* Hoạt động 1: Trò chuyện về “Con chó, con mèo”
- Cô dẫn trẻ đến màn hình máy laptop và chiếu cho trẻ xem hình con mèo
+ Cô lần lượt hỏi trẻ về tiếng kêu, gọi tên con mèo, chỉ vào các bộ phận của con mèo (Mắt, đầu, tai, mình, chân ) cho trẻ gọi tên (Chú ý rèn cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con mèo rất ngon, giúp chúng ta bắt chuột
- Cô mở tiếng sủa con chó và cho trẻ đoán đó là tiếng kêu của con gì?
- Cô cho trẻ xem con chó trên màn hình, cho trẻ gọi tên con chó, giả tiếng kêu
- Cô chỉ vào các bộ phận : Đầu, mắt, chân, … cho trẻ gọi tên . (Chú ý rèn luyện cho trẻ nói đúng từ)
- Cô giới thiệu cho trẻ biết con giúp chúng ta canh gác nhà cửa.
* Trò chơi củng cố: Chọn đúng hình
- Cô bỏ hình con chó, con mèo và con gà lẫn lộn
- Yêu cầu trẻ chọn đúng hình con chó, con mèo giúp cô
- Trẻ chọn xong cô hỏi trẻ: Con chọn được con gì?
- Giáo dục trẻ chăm sóc cho con chó con mèo, và không được chọc phá con chó, con mèo
*Kết thúc cô cho trẻ chơi: Tạo dáng con vật
- Cô nói mèo kêu, trẻ meo meo meo… và làm động tác bò bò
- Cô nói chó sủa, trẻ gâu gâu gâu và giả tướng bò của con chó
- Trẻ chơi 2 - 3 lần. Kết thúc
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………..................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 28 tháng 03 năm 2024
NGHE ĐỌC THƠ: CHÚ GÀ CON
(Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Chú gà con” cùng cô
- Trẻ tập đọc theo cô được từ cuối, chú ý lắng nghe cô đọc thơ, chơi được trò chơi cùng cô
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động nghe cô đọc thơ “Chú gà con”
- CHUẨN BỊ
- Thức ăn cho gà
- Mô hình chuồng gà
- Nhạc “Đàn gà trong sân”
- Nội dung bài thơ: “Chú gà con
Kêu chíp chíp
Chạy thep mẹ
Đi tìm mồi
Khi tối trời
Về nhà ngủ”
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ:
- Cô tập trung trẻ và cho trẻ chơi trò chơi “ Trời tối- trời sáng”.
- Dẫn trẻ lại chuồng gà cho trẻ quan sát
* Hoạt động: Nghe đọc thơ “ Chú gà con”
- Cô đọc luôn bài thơ và giới thiệu tên bài thơ.
- Cô đọc lại cho trẻ nghe lần nữa giới thiệu nội dung bài thơ: “Chú gà con kêu chíp chíp, chạy thep mẹ, đi tìm mồi, khi tối trời về nhà ngủ”
- Cô đọc lại cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ đọc cùng cô dưới nhiều hình thức khác nhau
- Cô đọc lại, hỏi trẻ tên bài thơ và giáo dục trẻ: Các con phải biết chăm sóc cho gà ăn để gà chóng lớn nhé
* Kết thúc hoạt động: Cô mở nhạc “Đàn gà trong sân” và cho trẻ cầm thức ăn đến chăm sóc gà
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 20224
TRÒ CHUYỆN VỀ NHỮNG CON VẬT NUÔI
(Lĩnh vực phát triển nhận thức)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ biết con chó, con mèo, con gà, con vịt, tiếng kêu và một số bộ phận của các con vật cùng cô
- Trẻ gọi tên được và một số bộ phận nổi bật, tiếng kêu của con chó, con mèo, con gà, con vịt, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô
- Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động
- CHUẨN BỊ
- Laptop có hình ảnh con chó, con mèo, con gà, con vịt
- Nhạc: Một con vịt
III. CÁCH TIẾN HÀNH
*HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện về “con chó, con mèo, con gà, con vịt”
- Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ nghe nhạc bài “Một con vịt”
- Cô hỏi trẻ : Các con vừa nghe bài hát nói về con gì?
- Các con đã biết con vịt như thế nào chưa? Bây giờ cô cháu mình cùng đến xem con vịt như thế nào nhé!
- Cô dẫn trẻ đến màn hình máy laptop và chiếu cho trẻ xem hình con vịt
+ Cô lần lượt hỏi trẻ về tiếng kêu, gọi tên con vịt, chỉ vào các bộ phận của con vịt (Mắt, đầu, mình, chân ) cho trẻ gọi tên (Chú ý rèn cho trẻ nói đúng từ)
+ Cô nói cho trẻ biết con vịt đẻ trứng rất nhiều, thịt vịt, trứng ăn rất bổ dưỡng
- Tương tự cô mở hình con gà, con chó, con mèo và hỏi trẻ
* Trò chơi củng cố: Chọn đúng hình
- Cô bỏ hình con chó, con mèo, con vịt và con gà lẫn lộn
- Yêu cầu trẻ chọn đúng hình theo cô giơ lên
- Cô nói: Chọn con gà. Trẻ chọn con gà giơ lên và nói con gà
+Giáo dục trẻ các con vật nuôi rất lợi ích cho chúng ta, nên phải biết chăm sóc cho các con vật và không được chọc phá con vật
*Kết thúc cô cho trẻ chơi: Tạo dáng con vật
- Cô nói mèo kêu, trẻ meo meo meo… và làm động tác bò bò
- Cô nói chó sủa, trẻ gâu gâu gâu và giả tướng bò của con chó
- Gà gáy, trẻ ò ó o… giả vờ vỗ cánh
- Con vịt kêu. Trẻ cạp cạp cạp…giả đi lạch bạch như con vịt
- Trẻ chơi 2-3 lần
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
- Tình trạng sức khỏe trẻ:
.........................................................................................................................................
- Trạng thái cảm xúc, thái độ hành vi của trẻ:
................................................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức, kỹ năng của trẻ:
………..................................................................................................................................................................................................................................................
BGH Duyệt
Hà Thị Hồng Tuyên
|
Tổ trưởng tổ CM
Nguyễn Thị Khuyên
|
Giáo viên
Hoàng Thị Phương
|
NGHE KỂ CHUYỆN “BÉ CHO GÀ VỊT ĂN”
(Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ)
- MỤC ĐÍCH
- Trẻ nhớ tên chuyện, tên nhân vật cùng cô
- Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản của cô, thích thú khi chơi trò chơi
- Trẻ ngoan tham gia hoạt động tích cực, tưới cây hàng ngày để cây mau lớn.
- CHUẨN BỊ
- Giaó án điện tử
- Sa bàn gà vịt
- Thức ăn gà vịt
III. TIẾN HÀNH
* Thu hút trẻ: Cô tập trung trẻ cho trẻ nghe tiếng gà vịt kêu
- Cô hỏi trẻ?
+ Con gì kêu?
+ Gà vịt đói bụng chúng ta phải làm sao cho gà vịt no bụng ? (Cho gà vịt ăn)
- Cô dẫn dắt trẻ đến câu chuyện “Bé cho gà vịt ăn”
* Hoạt động: Nghe kể chuyện “Bé cho gà vịt ăn”
- Cô kể trẻ nghe lần 1 diễn cảm, hỏi trẻ tên câu chuyện, nội dung câu chuyện:” câu chuyện kể về 1 bạn tên bé Lan đã biết giúp mẹ làm gì? (chăm sóc cho gà vịt ăn)
- Cô kể cho trẻ nghe 1 lần nữa. Đàm thọai:
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Bé cho gà vịt ăn)
+ Nhà bạn Lan nuôi những con gì? (Nuôi gà, vịt)
+ Bé Lan đã làm gì? (Cho gà vịt ăn)
+ Gà mổ thóc kêu như thế nào? (Tốc tốc tốc)
- Cô cho trẻ nghe lại 1 lần nữa kết hợp giáo dục trẻ: Nhà bạn nào có nuôi gà vịt, nhớ chăm sóc cho gà vịt ăn và không nghịch phá gà vịt nhé. (Hỏi trẻ lại tên câu chuyện)
- Cô và trẻ cùng kể và làm điệu bộ theo câu chuyện
*Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ đên lấy thức ăn và cho gà vịt ăn