LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
HÁT-VĐTTTC: GÀ TRỐNG MÈO CON VÀ CÚN CON (Tác giả Thế Vinh)
NDKH: Trò chơi âm nhạc: “Hát theo hình vẽ ”
Nghe hát: Cò lả- Dân ca
- I. MỤC ĐÍCH
- Trẻ nói được tên bài hát, tên tác giả, biết vận vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “ Gà trống mèo con và cún con”
- Trẻ hát to, rõ lời đúng giai điệu, vỗ tay 3 nhịp nghỉ một nhịp theo lời bài hát.
- Trẻ thích thú tham gia hoạt động hát vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- CHUẨN BỊ
- Băng nhạc có bài “Tôm cá cua thi tài”
- PP về các con vật: con chim, con cá, con mèo, con gà trống, con lợn.
III. TIẾN HÀNH
* Hoạt động 1: Vận động hát và vỗ tay vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “ Gà trống mèo con và cún con”
- Cô đàn một đoạn cháu đoán tên bài hát, tác giả nào.
- Cả lớp hát một lần bài hát. Cho trẻ nói kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Cô hát và kết hợp vỗ tay cho trẻ xem một lần.
- Lần hai kết hợp giải thích kỹ năng vận động.
- Cô cho cả lớp cùng luyện tập
- Cô tổ chức cho trẻ vận động dưới nhiều hình thức: Tổ, nhóm, nam, nữ, cá nhân
- Cô chú ý sửa sai và nhắc nhở trẻ kịp lúc
*Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc: “Hát theo hình vẽ ”
- Hỏi trẻ cách chơi, luật chơi
- Cách chơi: Có 6 ô số, chia trẻ làm 2 đội lên chọn ô số khi mở ra có con vật nào thì hát bài hát có chứa con vật đó. Nếu mở ô không có con vật nào thì mất lượt chơi. Kết thúc trò chơi, đội nào hát đúng nhiều bài hát thì thắng cuộc.
- Luật chơi: Mỗi lần chỉ được chọn 1 ô số
- Cô cho trẻ chơi. Nhận xét tuyên dương
*Hoạt động 3: Nghe hát: Cò lả- dân ca Bắc bộ
- Cô giới thiệu và hát cho trẻ nghe 1 lần. Hỏi trẻ tên bài hát, dân ca vùng nào?
- Cô hát lần 2 đàn. Giới thiệu nội dung bài hát, giáo dục trẻ
- Lần 3 cho trẻ nghe máy, cô múa minh họa (Cô khuyến khích trẻ múa cùng)
*Kết thúc: Trẻ dọn đồ dùng và chuyển hoạt động.